Trẻ bị cảm
Cảm mạo thực ra là viêm đường hô hấp trên, triệu chứng thường bắt đầu ở mũi, họng… Đông Y chia cảm mạo thành cảm mạo phong hàn, cảm mạo phong nhiệt và cảm mạo thử nhiệt. Ngoài các biểu hiện như ngạt mũi, hắt hơi, ho, đau đầu…, mỗi loại cảm mạo lại có triệu chứng riêng, cách chăm sóc chữa trị cũng không giống nhau.
Kịp thời chữa trị, tránh để bệnh nặng thêm
Cảm mạo có thể tự khỏi, khi bé mắc bệnh này, nếu triệu chứng không nặng, có thể không phải uống thuốc, chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước là sẽ tự khỏi. Không nên lạm dụng dùng thuốc kháng sinh, vì thuốc kháng sinh vô hiệu đối với chứng cảm mạo. Chỉ khi liên tục sốt quá 3 ngày, mới nên xem xét có dùng kháng inh hay không. Ngoài ra, không nên mặc kín cho trẻ, trung khu điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện, mặc kín cho trẻ dễ làm cho thân nhiệt cao hơn, sốt nặng hơn, cần hỏi ý kiến bác sỹ, kịp thời hạ nhiệt cho trẻ, tránh làm ảnh hưởng đến não bộ trẻ.
Khi chọn mua thuốc cũng cần chú ý chữa đúng bệnh, nếu là cảm mạo phong nhiệt nên dùng thuốc cảm mạo phong nhiệt nếu không càng làm bệnh nặng hơn. Ngoài ra, cần chọn loại thuốc dành cho trẻ nhỏ. Những loại thuốc có thành phần gây hại đến chức năng thần kinh và tạo máu, xương cốt của trẻ thì không nên dùng.