Khi trẻ bị đi ngoài
Chức năng đường ruột của trẻ mặc dù ngày càng tốt hơn, nhưng bệnh đi ngoài vẫn thường xảy ra.
- Trẻ bị cảm mạo dễ bị đi ngoài. Chỉ cần cảm mạo được chữa khỏi, bệnh đi ngoài cũng sẽ hết.
- Trẻ bị lạnh bụng cũng dễ bị đi ngoài. Lúc này cần chú ý không để cho trẻ uống sữa lạnh, cũng không để hở bụng trẻ. Ngoài ra, nếu là mùa đông, tã lót nên hơ ấm rồi mới quấn cho trẻ.
- Sữa hoặc dụng cụ đựng sữa nếu không vệ sinh sạch cũng có thể gây nhiễm khuẩn, đi ngoài. Nếu đại tiện có màu vàng lỏng hoặc vón cục như canh trứng, lượng nhiều, kèm theo niêm dịch và máu, cần đưa trẻ đến khám bác sỹ.
- Khi quá nóng, trẻ cũng sẽ bị đi ngoài. Hàng ngày cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, nước ép hoa quả, tránh để trẻ quá nóng.
- Trẻ bị viêm dạ dày, bệnh ký sinh trùng đều dễ bị đi ngoài. Ký sinh trùng thường ở nguồn nước tự nhiên, có thể mua một bình lọc nước chuyên dùng cho trẻ, sau đó đun sôi nước thật kỹ mới cho trẻ uống.
Ngoài ra, có trẻ trong giai đoạn sơ sinh sẽ thích ứng với một loại sữa nào đó, nhưng khi lớn lên một chút lại dị ứng với loại sữa này, đồng thời xuất hiện đi ngoài mãn tính. Nếu trẻ đi ngoài không rõ nguyên nhân, có thể dừng cho trẻ ăn sữa vài ngày, nếu bệnh tình có chuyển biến, có thể do trẻ dị ứng với loại sữa đó.
Mẹ dùng tay mát xa phần bụng cho trẻ có thể giúp giảm chứng táo bón ở trẻ.