Tại Chu Châu tỉnh Hà Nam có một em bé tên là Tiểu Hoa. Vừa mới sinh ra, toàn thân Tiểu Hoa bị co giật liên hồi, vì thế tri giác của cháu bị tê liệt đi. Theo chẩn đoán của các bác sỹ Đông y và Tây y, cháu bị xuất huyết não. Qua một tháng được truyền dịch, thở oxi và nuôi dưỡng trong lồng kính, tính mạng của cháy đã được bảo toàn, nhưng các bác sỹ thông báo với cha mẹ cháu rằng: “Trường hợp cháu bị xuất huyết trong não như vậy, sau này cháu sẽ phát triển không tốt, có đến tám, chín phần mười khả năng sẽ bị thiểu năng trí tuệ”.
Tuy vậy, cha mẹ của Tiểu Hoa quyết tâm áp dụng phương pháp giáo dục ngay từ sớm những mong cứu lấy đứa con sớm chịu thiệt thòi này. Cha mẹ Tiểu Hoa đã cố gắng hết mình để thực hiện hai chế độ dinh dưỡng (tức dinh dưỡng thông qua thực phẩm và dinh dưỡng về mặt tinh thần), nhờ vậy Tiểu Hoa mới một tuổi rưỡi đã biết nói, khi nghe nhạc chân tay có thể nhún nhảy theo giai điệu của bản nhạc, bốn tuổi đã có lòng yêu thiên nhiên và có thể đọc thuộc 10 bài thơ Đường, nắm vững được mấy trăm từ tiếng Anh, năm tuổi đã có thể nói chuyện với bạn nước ngoài, sáu tuổi đã có thể theo học tiểu học như bao bạn khác. Thành tích học tập của cháu luôn đứng đầu lớp.
Trong cuốn Con tôi đã phát triển tài năng như thế nào? Cuốn sách thứ ba trong bộ giáo trình “Phương án 0 tuổi” có ghi lại câu chuyện về cháu bé Tiểu Hâm ở thành phố Đường Sơn. Sau khi Tiểu Hâm vừa tròn một tháng tuổi, cháu bé đã phải làm phẫu thuật hộp sọ. Các bac sỹ đều cho rằng, cháu “không ngớ ngẩn thì cũng thiểu năng trí tuệ”. Nhưng nhờ có tình yêu của bà nôi – người đã kiên trì “đàn gảy tai trâu” thực hiện phương pháp giáo dục sớm đối với Tiểu Hâm trong suốt ba năm ròng, cuối cùng Tiểu Hâm cũng trở thành một em nhỏ thông minh. Câu chuyện này quả khiến người ta cảm động!
Khoa học hiện nay đang cố gắng tìm hiểu xem những hoạt động tinh thần có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của não bộ. Nó không chỉ có tác dụng kích thích mà còn có khả năng làm thay đổi thành phần kết cấu của não bộ. Hai Giáo sư người Thụy Điển là Hiding và Langhe đã quan sát trên kính hiển vi và rút ra kết luận: việc học tập ngay khi còn nhỏ sẽ làm cho các tế bào não phát triển phức tạp hơn lên, đồng thời tăng cường số lượng RNA là các phân tử ghi nhớ trong tế bào. Ngoài ra, hai ông cũng đã tiến hành quan sát những chú chuột ngay sau khi sinh ra được rèn luyện bằng cách cho đi trên sợi dây thép và những chú chuột không được rèn luyện và phát hiện ra, tế bào não của chúng có sự khác biệt. Nếu đem một phần tế bào não của những chú chuột đã được rèn luyện cấy vào não của những chú chuột chưa qua rèn luyện thì những chú chuột này cũng có thể đi trên sợi dây thép một cách thành thục. Vì thế, hai ông đi tới kết luận: “Nếu rèn luyện trẻ ngay từ khi còn nhỏ để kích thích các tế bào não hoạt động thì số lượng phân tử ghi nhớ RNA trong tế bào não sẽ tăng lên, từ đó có thể tạo ra những tế bào não có chất lượng cao, bồi dưỡng nên những con người thông minh”.