Tâm trạng của thai phụ có sự thay đổi
Tâm trạng của thai phụ trong thời kỳ mang thai có sự biến đổi lớn, một phần do sự thau đổi của các hormone, mặt khác cảm giác khó chịu trong người khiến thai phụ luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản.
Khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, dễ bị trầm uất. Hơn nữa, trong suốt quá trình mang thai hàng loạt vấn đề khiến thai phụ phải lo lắng: thời kỳ đầu lo bị sảy thai, đến thời kỳ giữa lo thai bị dị tật, thời kỳ cuối khi bụng càng to lên sợ đẻ non, đến lúc lâm bồn thì lo khó đẻ, sau khi sinh lại lo chăm sóc bé. Tóm lại, nỗi lo lắng của mẹ không bao giờ hết, điều này sẽ dễ khiến cho thai phụ mắc chứng trầm cảm.
Thông thường, thai phụ tuổi còn trẻ, tính tình hướng nội, cầu toàn, khả năng điều chỉnh tình cảm kém dễ mắc chứng bệnh trầm cảm. Thai phụ có người thân bị bệnh tiền sử về chứng trầm cảm cũng dễ mắc phải chứng này, vì thế cần đặc biệt chú ý. Ngoài ra, nếu tính tình nóng nảy, cộng với tim đạp nhanh, ra mồ hôi nhiều, cũng cần phải cảnh giác.
Trắc nghiệm xem bạn có mắc chứng trầm cảm không?
Đôi lúc thai phụ cảm thấy tâm trạng buồn bã, nếu luôn nghi ngờ mình mắc chứng trầm cảm, vô tình sẽ tăng thêm áp lực, không có lợi cho sức khỏe. Có thể tham khảo bảng dưới đây để tự kiểm tra bản thân xem có mắc chứng trầm cảm không:
- Hay quên, không tập trung chú ý
- Thường xuyên cảm thấy lo lắng, mơ hồ, không hiểu bản thân
- Tính tình nóng nảy, dễ nổi cáu
- Tâm trạng kém, hay muốn khóc
- Tâm trạng thất thường, buồn vui vô cớ
- Rất dễ mệt mỏi, cảm giác mệt mỏi đó kéo dài lâu
- Chất lượng giấc ngủ kém, sau khi tỉnh dậy vẫn cảm thấy mệt
- Thèm ăn gì đó hoặc ăn uống rất kém
- Thấy cuộc sống không có ý nghĩa, không hứng thú với bất kỳ thứ gì
Thai phụ có thể quan sát 2 tuần, nếu thời gian này thấy xuất hiện hơn 4 triệu chứng như trên, có thể bạn mắc chứng trầm cảm khi mang thai, cần điều chỉnh lại. Nếu đặc biệt nghiêm trọng, cần đến bác sỹ điều trị.
Tích cực ngăn ngừa chứng trầm cảm trong thời kỳ mang thai
Trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần tự nhận biết tâm trạng của mình, nếu có sự thay đổi không tốt, nên nghĩ cách điều chỉnh vì càng để lâu, chứng này càng trầm trọng.
Thay đổi sự chú ý
Nếu thai phụ phát hiện tâm trạng của mình không tốt, không nên chìm đắm trong trạng thái đó, cần tích cực tìm ra việc để làm, khiến bản thân trở nên bận rộn. Nếu không có việc gì làm, có thể đọc sách, nghe nhạc, chọn bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái, xoa dịu cảm xúc, tránh những giai điệu bi thương, sầu thảm.
Bày tỏ, thổ lộ tâm sự, áp lực của mình
Khi có áp lực hoặc lo lắng trong lòng, bạn có thể nói chuyện với chồng, đồng nghiệp, bạn bè tin cậy hoặc chia sẻ với cha mẹ có kinh nghiệm. Mặc dù nhiều lúc bạn sẽ không nhận được sự giúp đỡ, nhưng khi thổ lộ ra, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn. Nếu không muốn nói cho người khác biết, bạn có thể viết nhật ký, điều chỉnh suy nghĩ của mình, phát hiện ra vấn đề của bản thân và thay đổi.
Tìm tiếng nói chung
Có thể nói chuyện với những người cùng mang bầu giống mình, tham gia các lớp học giành cho thai phụ để bày tỏ tâm sự của mình, tìm kiếm sự ủng hộ. Ngoài ra, cũng có thể lên các trang web, diễn đàn để trao đổi bàn bạc, học cách giao lưu, giảm bớt cảm giác căng thẳng, lo lắng.
Tự điều tiết tình cảm
Thực ra, tình cảm là do bản thân tự khống chế chứ không ai có thể thay đổi được giúp bạn. Vì thế, bạn cần nhắc nhở bản thân rằng trong bụng mình còn có em bé, không được tức giận. Ngoài ra, khi thấy chán nản, buồn bã có thể vận động một chút, hoặc ngồi tĩnh tâm suy nghĩ, hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh.
Tóm lại, muốn làm giảm triệu chứng trầm cảm, buồn phiền, thai phụ cần chủ động, tích cực điều tiết tâm trạng của mình.
Hỏi đáp chăm sóc sức khỏe thai phụ tuần 7
Hỏi: Có trường hợp khi vợ mang thai thì người chồng cũng bị nghén, vòng eo trở nên to hơn, tại sao lại như vậy.
Đáp: Triệu chứng nghén ở người chồng là do hiệu ứng của người vợ khi mang thai truyền sang, điều này rất thú vị và bình thường.
Xem thêm: