Bài tập vận động cho giai đoạn giữa thai kỳ
Trong giai đoạn giữa thai kỳ, thai phụ vận động tuân thủ theo nguyên tắn: đều đặn, thời gian ngắn, liên tục.
Khi sức khỏe tốt, thai phụ có thể sắp xếp thời gian vận động: sáng, trưa, tối; mỗi lần vận động từ 20-30 phút. Lượng vận động cần phải cân bằng, vừa sức, không nên tập nhiều một lần để lần sau không tập, hoặc lần này không tập để lần sau tập nhiều hơn.
Khi cản thấy không khỏe, có thể giảm lượng vận động, nhưng vẫn phải đều đặng và liên tục, không được bỏ dở giữa chừng.
Những môn thể thao nên tránh
Nếu thai phụ không có thói quen vận động khi mang thai, thì bây giờ nên thay đổi, cố gắng tìm một môn thể thao yêu thích, nhưng tránh những môn vận động mạnh như: chạy nhanh, leo núi, cưỡi ngựa, đu xà, nhảy cao, nhảy ra, kéo co, bóng rổ, đá bóng…
Nếu thai phụ có tiền sử sảy thai hoặc bị rau tiền đạo, cổ tử cung đóng không hoàn toàn… muốn vận động cần hỏi ý kiến bác sỹ.
Vận động tăng dần
Lượng vận động cần từ từ tăng lên, có thể mỗi tuần ba ngày, mỗi ngày từ 10 – 15 phút. Khi cảm thấy khỏe, có thể kéo dài thời gian vận động mỗi ngày lên 30 phút, số lần vận động mỗi tuần cũng có thể tăng dần lên. Lượng vận động một lần không nên quá nhiều, nếu lúc vận động mà thấy khó thở, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, tử cung co thắt… thì ngay lập tức phải dừng lại.
Khi vận động, không coi trọng quá đến không gian, địa điểm, ví dụ khi ngồi trên xe buýt hoặc trong văn phòng có thể hoạt động tay chân hoặc các khớp; khi đánh răng có thể công gập hai đầu gối, sau đó từ từ đứng dậy giúp rèn luyện cơ bụng; ngồi trên ghế có thể bắt chéo hai tay kéo ra phía sau lưng…
Hỏi đáp về Chăm sóc sức khỏe bà bầu tuần 14
Hỏi: Ngày đầu tiên, tôi đi bộ khá xa, đến ngày thứ hai tự nhiên cảm thấy đau bụng, nhưng không ra máu, vậy nên làm thế nào?
Đáp: Với triệu chứng này, bạn nên lập tức đi khám, cần xác định chính xác sảy thai hay không, đồng thời cần chú ý nằm trên giường nghỉ ngơi đến khi cơn đau bụng giảm.
Xem thêm: