Chăm sóc sức khỏe thai phụ (Tuần 31)

Chăm sóc bà bầu

Tiểu nhiều, tiểu són là những phản ứng bình thường

Đến cuối thai kỳ, thai phụ không những đi tiểu nhiều, mà có người còn bị hiện tượng tiểu són. Khi cười to, ho hoặc hắt xì hơi, khom lưng đều có thể bị són ra một chút nước tiểu, có người vừa đi tiểu xong lại muốn đi nữa. Đó là vì cơ đáy xương chậu cơ vòng của mẹ đều trở nên lỏng lẻo, hơn nữa tử cung chèn ép bàng quang nên đã gây nên hiện tượng này.

Tiểu són không thể dùng ý thức để khống chế, cũng không thể tránh được, vì thế không nên cảm thấy ngại ngùng, nên nghĩ cách khắc phục để bản thân cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Có thể phòng bằng cách mặc quần lót có đệm giấy vệ sinh khử trùng, nhưng không nên dùng băng vệ sinh vì độ thoáng khí kém, gây khó chịu. Ngoài ra, thai phụ nên tiếp tục tập luyện nén hơi, như vậy sẽ rèn luyện cơ vòng và cơ đáy xương chậu, giúp tăng tính đàn hồi, giảm tiểu són.

Chú ý: Không nên đóng băng vệ sinh, vì băng vệ sinh có độ thoáng khí kém, gây khó chịu.

Thai phụ làm việc ở công sở nên nghỉ đẻ lúc nào là thích hợp

Lúc này cơ thể thai phụ rất nặng nề, muốn sớm được nghỉ ngơi. Có điều, nếu không cảm thấy mệt mỏi thực sự, bác sỹ cũng không yêu cầu nghỉ ngơi sớm thì có thể làm việc đến tuần thứ 38, tức là nghỉ đẻ trước 1 – 2 tuần. Vì thời gian nghỉ đẻ chỉ có 4 tháng lên 6 tháng), nếu nghỉ đẻ sớm, thời gian hồi phục sức khỏe sẽ không còn nhiều, vì thế khuyên các thai phụ nên dành nhiều thời gian để hồi phục và chăm sóc bé yêu sau khi sinh nhiều hơn.

Giai đoạn cuối thai kỳ, thai phụ dễ mệt mỏi, trong công việc cần chú ý tập trung. Khi cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi một lát, tranh thủ ngủ trưa để dành sức làm việc buổi chiều. Nếu việc nào không thể làm được, cần nói và nhờ cấp trên sắp xếp người khác. Điều cần chú ý là, nếu cấp trên không hài lòng với công việc hoặc cố ý gây khó dễ cho bạn, bạn cũng không nên quá lo lắng, mà nên giữ tâm trạng vui vẻ, bình tĩnh.

Hỏi đáp chăm sóc sức khỏe thai phụ tuần 31

Hỏi: Mỗi lần đi tiểu, tôi đều cảm giác không đi hết, hơn nữa đường niệu đạo đau rát, có phải là do việc mang bầu gây nên không?

Đáp: Tiểu són trong giai đoạn cuối thai kỳ không nhất định là đi tiểu chưa hết gây ra, đường niệu đạo có cảm giác đau rát chưa chắc là triệu chứng của tiểu són, với trường hợp này có thể là viêm nhiễm đường niệu đạo, bạn nên khẩn trương đi khám.

Thai phụ cần cảnh giác với chứng trầm cảm, buồn phiền trước khi sinh

Chứng trầm cảm, buồn phiền trước khi sinh ở thai phụ được biểu hiện là dễ khóc, tâm trạng khong tốt, ăn uống không ngon miệng, thiếu cảm giác an toàn… Vì cơ thể và tâm lý có sự thay đổi, nên thai phụ có tâm trạng không tốt với những đổi khác của cơ thể mình. Có đau trong quá trình sinh không, con sinh ra có bị dị tật không, bản thân có khó đẻ không… những điều này đều làm cho thai phụ lo lắng.

Càng gần đến ngày sinh nở, thai phụ càng dễ lo lắng, thậm chí sợ hãi nếu không kịp thời điều chỉnh, rất dễ mắc chứng trầm cảm.

Chú ý: Trong thời gian mang thai, nên ít xem tivi, dùng máy vi tính, có thể nhân lúc rảnh rỗi chụp ảnh hoặc vẽ tranh…

Đối với những thai phụ làm việc công sở, coi trọng sự nghiệp, luôn lo lắng sau khi sinh con xong, thân hình mình sẽ thế nào, sợ sinh con xong sẽ mất đi tất cả, những người này dễ mắc chứng trầm cảm trước khi sinh.

Làm thế nào tránh xa chứng trầm cảm

Thai phụ cần kịp thời điều chỉnh tâm lý, thả lỏng tinh thần, hàng ngày nên đi dạo, đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ ngon giấc, thực hiện “ba không”: Không cáu giận hôm nay, không hối hận hôm qua, không lo lắng ngày mai.

Đối với những thai phụ làm việc trong công sở, cần xem lại nhận thức của bản thân, nhiều phụ nữ không vì sinh con mà mất đi chức vụ hoặc sự nghiệp của mình.

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!