Chăm sóc sức khỏe thai phụ (Tuần 37 – Tuần 38)

Chăm sóc bà bầu

Khám thai 1 lần/tuần

Tháng cuối cùng của thai kỳ là thời điểm rất dễ mắc các bệnh khác, hơn nữa tình trạng của bé trong tử cung lúc này cũng liên tục thay đổi, vì thế thai phụ cần kiểm tra thai nhiều hơn, mỗi tuần khám một lần. Khám thai lúc này chủ yếu là kiểm tra tình hình của bé trong tử cung, bao gồm: tim thai, vị trí thai… Nếu phát hiện thai nhi trong tử cung có dấu hiệu bất thường, bác sỹ cần kịp thời yêu cầu thai phụ đến bệnh viện. Những thai phụ trước đó có biểu hiện xương chậu bất thường thì trong giai đoạn này cũng cần kiểm tra lại. Nếu xương chậu thuộc loại hình phễu thì không thể sinh nở tự nhiên, cần chuẩn bị tâm lý sinh mổ. Ngoài ra, những thai phụ mắc bệnh có thể gây nguy hiểm, bác sỹ sẽ yêu cầu đẻ ngay để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, thai phụ nên siêu âm thường xuyên, vì siêu âm giúp bác sỹ nhìn rõ tình trạng nước ối và các chức năng trong cơ thể bé, tránh xảy ra những việc ngoài ý muốn.

Bé yêu có thể được sinh ra bất cứ lúc nào

Lúc này, các chức năng của bé đã đầy đủ, điều quan trọng nhất là bé có thể tự hít thở, vì thế bé có thể sinh ra được bất cứ lúc nào. Bố mẹ cần chú ý những điều sau:

  1. Sắp xếp tất cả những thứ cần mang đến bệnh viện vào túi, các loại đồ khác nhau để ra từng túi nhỏ. Người đi cùng với thai phụ cần biết rõ trong túi có những đồ gì và để chỗ nào.
  2. Lúc này, thai phụ phải luôn có người ở bên cạnh, đặc biệt là khi ra ngoài.
  3. Trường hợp bé sinh vào ban đêm là khá nhiều. Người ở bên cạnh thai phụ nên ngủ sớm một chút để có sức khỏe chăm sóc thai phụ khi cần thiết.

Hỏi đáp chăm sóc sức khỏe thai phụ tuần 37 – 38

Hỏi: Tôi yên tâm với kết quả khám tim thai, nếu làm xét nghiệm sử dụng hormone gây co thắt tử cung, thì có an toàn không?

Đáp: Xét nghiệm này sử dụng hormone gây co thắt tử cung với nồng độ thấp. Qua xét nghiệm này, dựa vào tình trạng thay đổi của tim thai khi tử cung co thắt, có thể phát hiện ra những vấn đề nghiêm trọng của thai nhi. Tóm lại, hệ số an toàn của xét nghiệm này tương đối cao, vì thế bạn có thể yên tâm.

Lúc nào thai phụ có thể nhập viện

Nhập viện muộn rất nguy hiểm nhưng cũng không nên nhập viện quá sớm, vì ở viện lâu sẽ gây áp lực cho tâm lý thai phụ dễ gây căng thẳng, mệt mỏi. Các bác sỹ khuyên: khi có dấu hiệu sinh, đặc biệt khi tử cung co thắt có quy luật thì bạn nên nhập viện. Khi đã quá ngày sinh dự kiến mà chưa thấy dấu hiệu sinh, thì bạn không nên chờ đợi, có thể đi khám sau 2 đến 3 ngày của ngày sinh dự kiến rồi nghe theo bác sỹ để quyết định có nên nhập viện không.

Thai phụ trong những trường hợp sau nên nhập viện sớm:

  1. Thai phụ mắc bệnh tim, phổi, cao huyết áp, thiếu máu nên nhập viện sớm để bác sỹ có thể theo dõi chu đáo.
  2. Thai phụ có xương chậu và sản đạo mang dấu hiệu bất thường, không thể sinh nở qua đường sản đạo, hoặc ngôi thai không thuận (ngôi mông, ngôi nằm ngang hoặc đa thai), cần chọn lựa thời điểm thích hợp để nhập viện.
  3. Thai phụ mắc bệnh cao huyết áp, hoặc đột nhiên xuất hiện chứng đau đầu, hoa mắt, buồn nôn khó chịu, tức ngực, nên lập tức nhập viện để khống chế bệnh, sau khi bệnh ổn định có thể chọn thời gian sinh nở.
  4. Thai phụ có tiền sử đẻ sớm nên nhập viện sớm.

Thả lỏng tinh thần để rút ngắn thời gian sinh nở

Khi tinh thần căng thẳng, lượng tiêu hao oxy trong cơ thể sẽ tăng lên khiến thai phụ mệt mỏi, không tốt cho việc sinh nở thuận lợi. Để tinh thần bớt căng thẳng, thai phụ cần cố gắn tránh những tâm trạng sau:

  • Sợ hãi: Sinh bé chắc chắn sẽ đau đơn và có nguy hiểm, nhưng hiện nay y học phát triển, hệ số an toàn cao, thường sẽ không xảy ra sự cố ngoài ý muốn, vì thế thai phụ không cần sợ hãi.
  • Mệt mỏi: Lúc sinh rất cần sức khỏe của thai phụ nên tốt nhất là tập trung tinh thần và thể lực để chuẩn bị cho việc sinh đẻ.
  • Lo lắng: Trước khi sinh, tinh thần của thai phụ cần vui vẻ, sung mãn, đặc biệt không nên buồn phiền hoặc lo lắng về giới tính của thai nhi. Người thân trong gia đình cũng cần tạo điều kiện để thai phụ không cảm thấy có bất cứ áp lực nào.
  • Sốt ruột: Đến ngày dự kiến sinh mà vẫn không xuất hiện dấu hiệu sinh, thai phụ không nên sốt ruột, cũng không cần lo lắng, chỉ cần khám thai định kỳ và thường xuyên theo dõi tình trạng của bé là được.

Trước khi sinh, thai phụ không nên có tinh thần căng thẳng, nếu không sẽ làm tiêu hao oxy cho cơ thể, dẫn đến mệt mỏi và sinh đẻ không thuận lợi.

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!