Chế độ và nguyên tắc khi cho trẻ ăm dặm

Chế độ và nguyên tặc khi cho trẻ ăn dặm

4 nhóm thức ăn của chế độ ăn dặm

Hiện nay, tổ chức quốc tế nghiên cứu về dinh dưỡng đã thống nhất các loại thức ăn bổ sung cho trẻ được biểu thị theo ô vuông thức ăn, trung tâm của ô vuông là sữa mẹ.

4 nhóm thức ăn dặm
4 nhóm thức ăn của chế độ ăn dặm

 

  • Thức ăn cơ bản

Gồm ngũ cốc và khoai củ, thức ăn này cung cấp nhiệt lượng chính trong khẩu phần ăn và chất đường từ tinh bột. Ở nước ta thường dùng gạo, mì, ngô, khoai sắn được chế biến dưới dạng bột sử dụng cho trẻ em.

  • Thức ăn cung cấp đạm

Protein động vật có giá trị dinh dưỡng cao, trẻ hấp thu tốt như trứng, sữa, thịt, cá.

Trong các loại sữa, sữa mẹ tốt nhất rồi đến sữa bò, sữa dê, sữa đậu nành.

Các loại thịt heo, bò, gà đều có thể cho trẻ ăn được, nhưng không nhất thiết trẻ phải ăn toàn thịt nạc, mà nên sử dụng cả nạc lẫn mỡ, ngoài ra nên tận dụng nguồn protein từ cua, cá, lươn, nhộng, ếch cho trẻ ăn nhất là ở vùng nông thôn.

Protein động vật thường đắt tiền, nên cho trẻ ăn thêm đậu đỗ như đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng. Trong các loại đậu thì đậu nành có hàm lượng protein và lipid cao nhất. Đậu nành có thể chế biến dưới dạng sữa, bột đậu nành, đậu phụ, tào phớ.

  • Thức ăn cung cấp nhiệt lượng

Gồm các loại dầu, mỡ, bơ, đường. Ngoài mỡ động vật, trẻ nên ăn thêm dầu như dầu lạc, dầu vừng, dầu dừa, dầu đậu nành. Dầu có tỉ lệ acid béo không no cao hơn mỡ động vật nên dễ hấp thu đồng thời có nhiều vitamin hòa tan trong dầu như vitamin A, D …

  • Thức ăn cung cấp vitamin và muối khoáng

Rau quả là nguồn vitamin và muối khoáng vô cùng phong phú. Trong chế độ ăn hàng ngày nên chú ý cho trẻ ăn thêm rau và hoa quả, đặc biệt các loại hoa quả và rau cữcó màu vàng đỏ như đu đủ, xoài, bí đỏ, cà rốt, gấc,… và các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau dền, rau muống chứa nhiều caroten, giúp cho trẻ phòng bệnh khô mắt do  thiếu vitamin A.

5 nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm

5 nguyên tắc cho trẻ ăn dặm
5 nguyên tắc cho trẻ ăn dặm

 

  • Nguyên tắc ăn dặm thứ nhất: Ăn dặm phải đúng thời điểm

Thời điểm bắt đầu cho ăn bổ sung, chất lượng thức ăn đều có ảnh hưởng đến thể lực và sức khỏe của trẻ.

Ăn bột quá sớm, trẻ không hấp thu được, dễ bị rối loạn tiêu hóa, đồng thời không tận dụng được nguồn sữa mẹ.

Ngược lại bổ sung thức ăn cho trẻ quá muộn, trẻ thường hay bị xanh xao, thiếu máu.

Vì vậy, thức ăn bổ sung cho trẻ tùy theo tháng tuổi. Tốt nhất bạn nên cho trẻ tập ăn từ 4-6 tháng tuổi để trẻ dễ tiếp thu không ý thức kén chọn.

Chỉ cho trẻ ăn thêm nếu:

+ Vẫn còn đói sau mỗi cữ bú mẹ

+ Không tăng cân bình thường

  • Nguyên tắc ăn dặm thứ 2

Đầu tiên ăn từ từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc dần, từ mềm đến cứng. Khi trẻ có đủ răng nên chuyển sang thức ăn cứng để trẻ tập nhai.

  • Nguyên tắc ăn dặm thứ 3

Kiên trì tập cho trẻ ăn, dần dần làm quen với mọi thức ăn. Không nên bắt ép trẻ ăn đủ số lượng ngay từ ban đầu và không nên quá lo lắng khi trẻ chưa chịu ăn.

  • Nguyên tắc ăn dặm thứ 4

Ăn đúng và đủ theo lứa tuổi. Thường xuyên thay đổi món ăn, màu sắc, chế biến hợp khẩu vị…Đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn.

  • Nguyên tắc ăn dặm thứ 5

Giảm dần số lần bú trong ngày của trẻ đến khi dứt sữa hẳn 18-24 tháng.

Cách sử dụng các chất: Bột, đạm, béo, rau, trái cây khi cho trẻ ăn dặm và chế độ ăn của trẻ bú mẹ từ 0-3 tuổi

  • Trái cây

Ăn từ tháng thứ 3, dưới dạng nước. Từ tháng thứ 6 có thể ăn cả cái.

  • Bột: chỉ nên cho trẻ ăn từ tháng thứ 4, khi có đủ men Amylase để tiêu hóa chất bột.

Chén bột đầu tiên phải loãng 5%, 2 muỗng cà phê bột trong 200ml nước, ăn 1 lần trong ngày.

+  Nêm bằng nước mắm

+  Có thể pha bột bằng nước rau, nước thịt…

Từ 7-8 tháng: 2 chén bột/ngày, bột đặc 10%, 4 muỗng cà phê bột trong 200ml nước (trong mỗi chén đủ 4 nhóm thức ăn: bột, đạm, rau, dầu)

Từ 9-12 tháng: 3 chén bột/ngày

Từ 1-2 tuổi: nên thay bột bằng cháo đặc 4 chén/ngày.

Trên 2 tuổi nên thay cháo bằng cơm, ngày 4 chén chia 4 cử

  • Chất đạm: cần cả đạm thực vật và đạm động vật.

Tập cho trẻ ăn thịt, trứng, cá, sữa từ tháng thứ 6, tôm cua từ tháng thứ 9 dưới dạng nghiền hoặc xay nhuyễn, cho ăn cả xác thịt, tránh tình trạng nấu lấy “nước ngọt của thịt”.

Số lượng tăng dần theo tuổi.

1-2 muỗng thịt nghiền (10-20g thịt trong mỗi chén bột hay cháo) → 50 – 100g thịt mỗi ngày.

  • Rau: rất cần để cung cấp chất sắt, các loại muối khoáng, vitamin và chất xơ…

Từ tháng thứ 4: tập uống nước rau.

Tháng thứ 6: ăn rau luộc nghiền nhỏ.

Trên 1 tuổi: ăn rau xào, luộc, nấu canh, thái nhỏ.

  • Dầu mỡ: là nguồn năng lượng chủ yếu. Trong mỗi chén cơm của trẻ nên cho một muỗng cà phê dầu phộng, dầu mè hay mỡ nước.
Thức ăn cần thiết cho trẻ ăn dặm
Thức ăn cần thiết cho trẻ ăn dặm

Chế độ ăn của trẻ từ 0-3 tuổi

  • 0-2 tháng: bú mẹ hoàn toàn ( 7-8 lần/ngày)
  • 3 tháng: bú mẹ + 1-2 muỗng cà phê nước trái cây
  • 4-5 tháng: bú mẹ+ bột loãng 5% 200 ml + 1-2 muỗng cà phê nước trái cây.
  • 6 tháng: bú mẹ+ bột loãng 5% 200 ml (bột + nước thịt + nước rau) +1-2 muỗng cà phê nước trái cây
  • 7-8 tháng: bú mẹ + bột đặc 10% 200 ml x 2 cữ(bột + thịt +rau + dầu) + 4-6 muỗng cà phê trái cây nghiền (1/4 trái chuối chín).
  • 9-12 tháng: bú mẹ + bột đặc 10% 200 ml x 3 cữ(bột + thịt +rau + dầu) + 6-8 muỗng cà phê trái cây nghiền (1/2 trái chuối chín).
  • 1-2 tuổi: bú mẹ + 1 chén cháo đặc x  4 cữ+ trái cây nghiền (1 trái chuối chín).
  • 2-3 tuổi: 1 chén cơm x4 cữ+ trái cây + sữa bò (1-2 cử).

ThS.BS. Đỗ Mộng Hoàng

Xem thêm

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!