Có khả năng phân tích, phán đoán, suy luận khá giỏi

Trẻ thích khám phá

Trẻ có khả năng phân tích, phán đoán, suy luận rất tốt

Sau ba tuổi, do đọc rất nhiều sách, Tinh Tinh đã rèn luyện khả năng phân tích, phán đoán, suy luận.

Đếm một cách máy móc, giống như việc mặt chữ, đọc sách, Tinh Tinh nhận biết khá sớm. Những các con số là một thứ trừu tượng, trẻ còn bé, không dễ nắm bắt, khó vận dụng. Chúng tôi lợi dụng những lúc cháu lật trang đọc sách, yêu cầu cháu tìm một chữ hoặc một câu trong sách, vô hình trung rèn luyện khả năng nhận biết con số của cháu. Ví dụ, yêu cầu cháu tìm trang 56, hoặc tìm trang 83,148…, dần dần tăng cường sự hiểu biết về các số lớn nhỏ, nhiều ít. Còn việc lý giải các con số, làm các phép tính sau khi Tinh Tinh có cơ sở nhất định về Ngữ văn, chúng tôi mới bắt đầu dạy.

Từ ngày mùng một tháng Tư năm 1986, tôi bắt đầu dạy cháu tổ hợp của “0” với các số tương quan của các con số. Để phối hợp dạy Tinh Tinh con số, dì út ở xa cũng đã gửi ở Tinh Tinh một bức thư dài chỉ nói về “số 0 thú vị”.

Đối với con số 0 trừu tượng, ban đầu, tôi nghĩ Tinh Tinh khó có thể hiểu được. Sau khi tôi giảng về ý nghĩa của con số 0, cũng cháu đọc bức thư về con số 0 của dì, thật ngoài sức tưởng tượng của tôi, Tinh Tinh đã hiểu rất rõ con số 0, cháu nói: “Con hiểu rồi ạ, bất kể một con số nào, khi cộng thêm số 0 đều bằng chính số đó. Cũng như vậy, bất kì số nào mà trừ đi số 0 cũng bằng chính số đó. Số 0 là 0 mà.” Khi ông ngoại về, cháu nắm tay thành con số 0, đưa lên mồm ông ngoại và nói: “Ông ngoại, con mời ông ăn trứng gà 0” làm cả ba chúng tôi đều cười ngất.

Sau khi giảng cho cháu về số liền trước, số liền sau và số tương quan của một con số, tôi hỏi cháu, số liền trước và số liền sau của các số 28, 34, 45, 88, 94, cháu đã trả lời chính xác từng số một. Lúc đó, tôi vui ra mặt, tôi lại tiếp tục hỏi cháu: “Bà chỉ dạy con số liền trước và liền sau của các số 4, 5, 6…, sao con còn biết cả số liền trước và liền sau của 28, 34, 94?” Cháu trả lời rất nghiêm túc: “Chẳng phải bà ngoại đã giảng cho cháu sẽ liền trước và liền sau của một số chính là số đứng bên trái và số đứng bên phải củ số đó hoặc là thêm vào 1 hoặc bớt 1 vào số đó còn gì? Phía bên trái của số 3 là số 2, bên phải là số 4, cũng như vậy, số liền trước và liền sau của 88 chẳng phải là 87 và 89 còn gì?”

Rõ ràng, kiến thức Ngữ văn không chỉ đặt nền móng về khả năng học một biết mười của một đứa trẻ mới hai, ba tuổi như Tinh Tinh, đồng thời, những kiến thức đó còn bồi dưỡng khả năng tư duy, phán đoán và suy luận của cháu. Ngày mùng 10 tháng Mười một năm 1986, căn cứ vào lý luận của nhà tâm lý học trẻ em nổi tiếng người Thủy Sỹ, Piaget, tôi đã sử dụng “Trò chơi rèn luyện tư duy cho trẻ” của một cô giáo dạy toán người Mỹ để chơi trò thí nghiệm với cháu. Tôi đã lựa chọn những đề bài về các khả năng “cân bằng” mà ngay cả các cháu sáu, bảy tuổi bình thường cũng khó có thể đưa phán đoán chính xác, đề thứ nhất, chọn cân bằng về số lượng đối với thể lỏng.

Tinh Tinh rất thích khám phá

Tinh Tinh rất thích làm thí nghiệm, khi nghe tôi hỏi, có muốn làm thí nghiệm thú vị không , cháu rất vui. Cũng giống như trước đây, tôi nói, cháu tự làm. “Tinh Tinh, con tìm hai cái cốc to bằng nhau trong đống đồ chơi của con, một cái bát to hơn cái cốc hoặc một cái nồi đều được.” Tinh Tinh cầm ba thứ đồ lại: “Bà ngoại xem thế này được không?” Tôi hài long nói: “Được”, và bảo cháu: “Con đổ ít nước vào nổi, rồi lần lượt đổ vào hai cái cốc, yêu cầu nước trong hai cốc phải bằng nhau.” Tinh Tinh làm theo ý tôi. Sau đó, tôi hỏi cháu: “Con nhìn xem, nước ở trong hai cốc có nhiều như nhau không?”

Tinh Tinh nhìn trước ngó sau, rồi trả lời: “A! nhiều bằng nhau”. Tôi lại nói với cháu: “Con đổ nước ở một cốc vào nồi, rồi thử nghĩ xem, nước trong nồi nhiều hay nước trong cốc nhiều hơn?” Lúc này, tôi nghĩ chắc một đứa trẻ mới bốn tuổi rưỡi khó có thể đưa ra phán đoán chính xác về sự thay đổi của dung tích, của hình dạng, ai ngờ, Tinh Tinh dường như không cần suy nghĩ và đưa ra đáp án: “Nhiều như nhau”.

Tôi hỏi: “Tại sao lại như thế? Con nhìn xem, nước ở trong nồi ít như thế (nồi to, nước cạn), nước ở trong cốc nhiều như thế, làm sao có thể cân bằng nhau được?”

Tinh Tinh từ tốn đưa ra suy luận của mình: “Bà ngoại nhìn này, đây là hai cốc to bằng nhau, con đổ một lượng nước nhiều như nhau. Sau đó, con đổ nước trong cái cốc này vào trong cái cốc này vào trong nồi, vì nồi to hơn cốc, cho nên khi nhìn sẽ có cảm giác nước trong nồi ít hơn, nhưng thực ra là bằng nhau.”

Ai có thể tin, đây là câu trả lời về sự cân bằng của dung dịch thể lỏng của một đứa bé mới chỉ bốn tuổi 10 tháng? Hơn nữa, cháu tư duy rất mạch lạc, ngôn ngữ biểu đạt rất chuẩn xác, hoàn chỉnh.

Tôi lại bắt đầu tiếp tục chơi với cháu các trò chơi về sự cân bằng của chiều dài, số lượng và số mục. Giống như chơi trò cân bằng thể lỏng, trong trò chơi thú vị của mình, cháu vẫn vận dụng ngôn ngữ mang đậm chất văn học để trả lời một cách chính xác.

Còn những khái niệm như mô hình, không gian, thời gian, đều được hình thành khá tốt thông qua các trò chơi dùng giấy cắt, ghép gỗ, cắt dán.

Cả nhà tôi vui mừng trước sự lớn khôn của Tinh Tinh, đồng thời chúng tôi cũng có những cảm nhận sâu sắc rằng chúng tôi không phải là những người làm công tác giáo dục, nên không có phương pháp giáo dục hệ thống, chúng tôi chỉ truyền cho cháu một tình yêu vô bờ bến, một sự giáo dục tỉ mỉ và nhẫn nại, cố gắng hết sức tạo ra môi trường tốt để cháu phát triển. Trẻ sơ sinh nào cũng thông minh, vấn đề mấu chốt là phương pháp dạy dỗ của bố mẹ.

Một gia đình hòa thuận sẽ gieo cho cháu mầm xanh: chân, thiện, mũ; gia đình mà bố mẹ không hòa thuận sẽ để lại dấu ấn xấu cho cháu. Bố mẹ là người thầy đầu tiên của cháu, mong rằng các ông bố, bà mẹ trên thế giới này đều gieo mầm xanh hạnh phúc cho trẻ, tạo điều kiện quan trọng để trẻ có thể bước lên đỉnh cao khoa học thế giới

                                                                                      Phương Hiền Phượng

                                                    Công ty quản lý kiến trúc khu Kinh Châu, tinh Hồ Bắc

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!