Cuộc sống và các trò chơi tập thể (1)

Trong thời thơ ấu, gia đình là trường học đầu tiên và cha mẹ cũng chính là người thầy đầu tiên của trẻ. Sự giáo dục trong gia đình là môi trường và động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình trưởng thành của trẻ. Bởi trẻ nhỏ cần được tiếp xúc bằng làn da và cơ thể, cần được cho ăn một cách khoa học và cần giao lưu tình cảm một cách tế nhị, cần được mô phỏng ngôn ngữ, phát triển các động tác cũng như hình thành nên tính cách…

Tất cả những điều đó đều không thể tách rời khỏi cha mẹ. Một nguyên nhân khác nữa là trẻ rất dễ mất tập trung, tình cảm không ổn định, trẻ không có ý chí hoặc ý chí vô cùng yếu ớt nên nếu giáo dục tập thể đóng vai trò chủ đạo sẽ không tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, chúng tôi không khuyến khích việc gửi gắm con hoàn toàn cho các nhà trẻ.

Thế nhưng, trẻ nhỏ cũng không thể hoàn toàn xa rời cuộc sống và các trờ chơi tập thể. Với những đứa trẻ trước ba tuổi, nếu không đi nhà trẻ cũng cần phải được thường xuyên vui chơi cùng các bạn đồng trang lứa. Trẻ sau ba tuổi đều nên đi nhà trẻ nửa ngày hoặc nhiều hơn để cùng được sinh hoạt và vui chơi với các bạn nhỏ khác. Bởi lẽ, chúng ta sẽ không thể bồi dưỡng nên những phẩm chất và tính cách ưu tú cần có của một nhân tài nếu để con trẻ cách ly khỏi cuộc sống tập thể.

Những nét tính cách và năng lực chỉ có thể bồi dưỡng được thông qua cuộc sống và các trò chơi tập thể là: tình yêu thương, tinh thần hợp tác, tính hào phóng, kỷ luật, vui vẻ, công bằng, lễ phép, tự tôn, quan niệm tập thể, ý thức cạnh tranh, tinh thần trách nhiệm, năng lực tổ chức, tinh thần phục tùng, năng lực lãnh đạo, tinh thần hi sinh… Đây là những phẩm chất mà một nhân tài có tố chất cao cần phải có, nếu xa rời cuộc sống tập thể thì chúng ta sẽ bồi dưỡng những phẩm chất ấy cho con trẻ như thế nào?

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!