Dạy trẻ học hội họa và tạo hình (1)

Cũng giống như âm nhạc và ca múa, việc bồi dưỡng năng lực hội họa và tạo hình cho trẻ cũng là một phần của giáo dục trí tuệ và giáo dục thẩm mỹ. Nó có ý nghĩa qua trọng trong quá trình thúc đẩy bán cầu não phải của trẻ phát triển, tăng cường khả năng tưởng tượng cũng như năng lực tư duy hình tượng và năng lực sáng tạo cho trẻ. Không những vậy, nó còn bồi dưỡng nên năng lực cảm nhận, thưởng thức và biểu hiện cái đẹp, đồng thời giúp trẻ có được phẩm chất, tính cách sáng tạo.

Nơi đâu trong thế giới tươi đẹp này cũng tràn ngập những âm hưởng và giai điệu mượt mà, cũng đầy ắp những hình tượng và màu sắc. Nhưng chỉ những con người có khiếu thâm mỹ và năng lực sáng tạo mới có thể cảm nhận, thưởng thức và phân biệt chúng một cách đầy đủ, đồng thời còn có thể sáng tạo ra những sự vật tốt đẹp hơn thế. Giáo dục về âm nhạc và mỹ thuật sẽ giúp con người cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời đó, khiến tâm hồn mình thêm phong phú.

Tuy nhiên, nền tảng của giáo dục thẩm mỹ phải được xây dựng từ khi còn thơ ấu. Những con người trước năm lên sáu hoặc bảy tuổi không có chút cảm hứng nào với âm nhạc, sau này lớn lên nhiều khả năng sẽ trở thành một kẻ “mù âm nhạc”; không có chút cảm hứng nào với hội họa và mỹ thuật, không thích vẽ tranh, khi trưởng thành rất khó có được tình yêu hội họa, cũng như chẳng thể học tốt môn mỹ thuật.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!