Dạy trẻ học hội họa và tạo hình (4)

Nên dạy trẻ chú ý quan sát tĩnh vật, động vật, nhìn ngắm các vật thực từ nhiều góc độ khác nhau, cũng có thể tham khảo những bức tranh đơn giản về những vật này, khuyến khích dùng phấn, bút chì, bút màu và can đảm vẽ những bức tranh đơn giản. Khi trẻ vẽ, cần yêu cầu trẻ ngồi đúng tư thế hoặc đứng thẳng đồng thời dạy trẻ cầm bút đúng cách (so với tư thế ngồi viết thì khoảng cách giữa mắt và giấy có thể lớn hơn 30cm, khoảng cách giữa ngón tay và ngòi bút có thể lớn hơn 3 cm). Có thể mua những tập tranh đơn giản dành cho thiếu nhi để trẻ tham khảo những bức vẽ trong đó song bắt buộc dạy trẻ cách kết hợp giữa các đồ vật thật bên ngoài với các hình ảnh bên trong các bức vẽ.

Từ việc nhìn tranh kể chuyện, giảng giải về các loài động vật, các động tác thể hiện tình cảm của nhân vật tới việc kể chuyện, vẽ tranh, vẽ động vật, vẽ các động tác biểu hiện tình cảm của nhân vật. Ví dụ, vẽ một chú mèo ngồi rình một con chuột tinh ranh đã lâu, vẽ cuộc chiến của người ngoài hành tinh, vẽ cuộc thi đấu các con vật… Cứ như vậy, trẻ dần dần sẽ tiến tới việc vẽ tranh theo trí tưởng tượng và lòng mong muốn của bản thân mình. Sau đó, nếu trẻ yêu thích học mỹ thuật có thể để trẻ theo học các lớp mỹ thuật để chúng có được sự trải nghiệm cơ bản về hội họa.

Khi trẻ được khoảng hai tuổi, bắt đầu dạy trẻ tập vẽ đồng thời với đó có thể cùng trẻ chơi trò xếp gỗ, ghép 7 miếng gỗ hoặc bìa lại với nhau để tạo thành hình nào đó, dùng đất dẻo cao sự để nặn các hình (hoặc có thể sử dụng bùn, nắm bột mì hoặc bột đá mài dầu đã nhào nước cũng rất tốt), cùng trẻ xây nên các tòa nhà cao tầng, các cung điện, bảo tháp, các cây cầu, phương tiện giao thông, máy móc; tạo hình các nhân vật, các con vật, hoa lá cỏ cây… từ từ hướng dẫn trẻ tự chơi một mình, yên lặng tập trung tạo hình có mục đích.

Khi trẻ được bốn tuổi, có thể bắt đầu dạy trẻ nặn đất, khắc gỗ (nghệ thuật tạo hình), ví dụ, dùng dao để chạm trổ các hình nổi chẳng hạn. Con trai tôi lúc bốn, năm tuổi đã biết dùng dao nhíp để chạm trổ tàu thuyền, xe tải nổi, như thế chí ít cháu cũng tự bồi dưỡng cho mình đức tính tỉ mỉ và cần thận. Sau này, khi đi học thành tích học tập của cháu khá tốt. Vào đại học cháu theo học khoa Chế tạo thuyền, đặc điểm môn học đòi hỏi cháu phải thiết kế rất nhiều bản vẽ kỹ thuật hết sức tỉ mỉ, thế nhưng cháu luôn hoàn thành xuất sắc những công việc đó.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!