Dạy trẻ những điều cấm kị

Tăng cường trí nhớ

Dạy cho trẻ biết cách từ bỏ

Dạy trẻ những điều cấm kị
Dạy trẻ những điều cấm kị

Đến giai đoạn này, trẻ rất hiếu động, đôi khi làm cả những việc nguy hiểm như cho ngón tay vào ổ điện. Để trẻ không làm như vậy, bạn cần tỏ rõ thái độ ngăn cấm trẻ. Trước tiên, bạn nên nói rõ ràng với trẻ: “Cái này nguy hiểm nên con đừng sờ nhé”. Chúng ta nên cho trẻ biết lý do không nên làm điều gì đó. Khi trẻ định sờ vào, bạn hãy nói: “Không được”. Sau đó, nếu trẻ không sờ vào, bạn hãy khen ngợi: “Con đã không sờ nhỉ, ngoan lắm”. Lặp lại nhiều lần, trẻ thấy được khen nếu mình không làm những điều cấm kị thì dần dần trẻ sẽ biết mình không được làm điều đó. Nếu con bạn mãi vẫn không biết cách từ bỏ thì bạn nghiêm khắc nhắc nhở: “Con mà làm thế ba lần là mẹ đánh đấy”. Trong trường hợp này, nếu trẻ vẫn tiếp tục không từ bỏ thì đôi lúc bạn cũng đành đánh trẻ.

Tìm hiểu về não bộ – Dạy trẻ những điều cấm kị bằng khen thưởng và hình phạt

Khi trẻ bị ngăn cản một cách tích cực, từ vùng số 44 của vùng bỏ não trước trán bên phải sẽ đưa ra mệnh lệnh cản trở của tế bào thần kinh. Nếu trẻ “không làm”, bạn nên khen trẻ. Ngược lại, nếu trẻ khó từ bỏ việc “vẫn muốn làm”, bạn nên khen trẻ. Ngược lại, nếu trẻ khó từ bỏ việc “vẫn muốn làm”, bạn cần đưa ra hình phạt nặng.  Nếu bạn không dùng khen thưởng hay hình phạt mà chỉ nói “con hãy dừng lại” rồi bắt trẻ từ bỏ điều đó thì quả thật rất khó để trẻ từ bỏ ý định muốn làm. Nếu để trẻ “tự mình tự bỏ”, trẻ sẽ cảm thấy thỏa mãn với việc không làm, còn việc bắt trẻ chịu đựng chỉ là một cách tiêu cực thôi.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!