Dạy trẻ về thứ tự của các số và tìm số thứ tự. Xếp đồ chơi thành từng hàng ngay ngắn, sau đó dạy cho trẻ biết hàng thứ nhất, đứng thứ nhất, đứng thứ hai, đứng thứ ba, đứng thứ tự, hàng thứ hai, đứng thứ nhất, đứng thứ hai, đứng thứ ba, đứng thứ tư… Sau đó yêu cầu trẻ lấy cho mẹ “vật đứng thứ ba của hàng thứ nhất”, “đứng thứ nhất của hàng thứ hai”, “đổi vị trí của chú vịt đứng thứ hai của hàng thứ nhất với chó đứng thứ tư của hàng thứ hai”…
Thường xuyên đưa trẻ tới rạp chiếu phim xem những bộ phim hay kịch dành cho thiếu nhi hoặc đưa trẻ đi xem những buổi biểu diễn văn nghệ thiếu nhi, trước tiên giảng giải cho trẻ về vị trí cho ngồi, cho trẻ nhận biết vé vào, sau đó khuyến khích trẻ đưa người lớn đi tìm chỗ ngồi.
Cùng trẻ chơi trò đập tay ví dụ, khi trẻ nói “cộng vào là 9” và giơ lên 5 ngón tay, bố đồng thời cùng nói “cổng vào là 8” và giơ lên 4 ngón tay rồi lập tức kết luận trẻ đã thắng, bố đã thua, trẻ được đập vào lòng bàn tay hộ một cái. Đây chính là trò chơi đập tay.
Hoặc trẻ nói “trừ đi còn 1” và giơ lên 3 ngón tay, bố đồng thời cùng nói “trừ đi còn 2” và giơ lên 5 ngón tay, như vậy bố đã thắng, trẻ đã thua, bố được đập vào lòng bàn tay trẻ một cái.
Dạy trẻ biết cách đọc và viết chữ số. Sau khi trẻ đã bước đầu nắm được các con số từ 1- 10, có thể dạy trẻ biết cách đọc và viết chữ số. Để trẻ có thể say mê học viết số và học thật nhanh, có thể biên soạn thành một bài hát thiếu nhi rồi dạy trẻ hát và đọc, kết hợp khả năng ghi nhớ thông qua ấn tượng với khả năng ghi nhớ thông qua hình tượng của trẻ:
Số 1 giống viên phấn biết viết
Số 2 trông như chú vịt đang bơi
Số 3 giống như cái tai biết nghe lời
Số 4 giống lá cờ đỏ bay phấp phới
Số 5 giống chiếc móc câu có một nét ngang trên đầu
Số 6 giống như quả lê có cuống cong cong
Số 7 như chiếc gậy biết đi trên đường
Số 8 ấy là củ cà rốt to thật to
Số 9 là số 6 viết ngược đấy thôi
Số 10 là viên phấn có thêm một cái đầu tròn
Dạy trẻ hát, đọc và viết theo bài thơ, từ khi được ba hoặc hơn tuổi trẻ sẽ biết đọc và viết các chữ số.