Trong khi học các phép tính liên quan tới toán học, ngôn ngữ biểu đạt của trẻ sẽ rõ ràng, chặt chẽ, ngắn gọn và súc tích hơn; sự phát triển tư duy của trẻ nhỏ cũng tốt hơn nhiều. Rất nhiều định nghĩa toán học cần chính xác tại từng chữ.
Để trẻ học nhiều trong thực tiễn vì thực tiễn sẽ bồi dưỡng khả năng toán học của trẻ. Ví dụ như, khi trẻ chơi đồng hồ, dạy trẻ cách nhận biết thời gian; khi trẻ xem lịch, dạy trẻ cách nhận biết ngày tháng; khi trẻ đoán nhiệt độ, dạy trẻ biết về nhiệt kế; khi trẻ nghịch thước cuốn, dạy trẻ đo độ dài, khi trẻ nghịch cân, dạy trẻ biết cán cân; khi mua đồ, dạy trẻ nhận biết tiền giấy; tính toán xem tường bao trong nhà phải sử dụng tôi bao nhiêu viên gạch, đo diện tích của căn phòng: tính toán xem mỗi tháng phải trả bao nhiêu tiền thuê nhà, khi xem đồng hồ đo điện, dạy trẻ tính toán xem mỗi tháng phải trả bao nhiêu tiền điện nước… Chúng ta cần làm phong phú cuộc sống toán học của trẻ nhỏ, tăng thêm niềm cảm hứng đối với toán học cho trẻ, rèn luyện khả năng tính nhẩm của trẻ, chỉ cần trẻ có niềm say mê học tập thì có thể tiếp tục dạy trẻ những nội dung khó hơn cho tới khi trẻ có thể tự đọc được các cuốn sách toán học dành cho thiếu nhi, tự biết ra đề bài để tính…
Nếu trẻ không có hứng thú học và năng lực tiếp thu của trẻ không đạt thì tuyệt đối không nên ép trẻ học theo kiểu “nhổ mạ thúc lớn”. Chỉ cần để trẻ bước đầu tiếp xúc với toán học cùng các phép tính, có thể nhận biết được các số và hình trong cuộc sống đã đạt yêu cầu. Sau này chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Không thể vội vã mong mau chóng gặt hái thành công, nếu không sẽ gây phản tác dụng. Bất cứ việc gì trên thế gian này đều cần phải định hướng theo xu thế, thúc đẩy phát triển và tuân theo lẽ tự nhiên mới mong thu được những thành quả tốt đẹp.