Vừa đi bộ vừa rèn luyện vùng vỏ não trước trán
Bước đầu tiên để sử dụng tay.
Con người có não bộ phát triển to hơn hẳn các loài động vật khác. Cùng với não phát triển, còn người đã có thể sử dụng hai bàn tay một cách linh hoạt và khéo léo.
Chúng ta có thể rèn luyện não bộ bằng những hành động như “đi bộ” và “chạy”. Khi đi được một bước có nghĩa là vùng vỏ não trước trán nằm ở thùy trán phải suy nghĩ, phán đoán rồi quyết định xem nên bước theo hướng nào, cần bao nhiêu sức lực, với độ rộng như thế nào và khi nào thì bước đi.
Những thông tin đã quyết định đó, sẽ được truyền tới vùng vận động thông qua vùng vận động bổ sung rồi mới trở thành vận động cơ chân. Vùng vận động bổ sung là nơi sẽ làm việc nhờ vào những vận động lặp đi lặp lại, nhưng gần đây người ta phát hiện ra rằng kể cả ý thức “sẽ vận động chân” cùng xảy ra ở vùng này.
Hơn nữa, những thông tin mà não bộ có được mỗi khi đi bộ, nhìn ngắm cảnh vật xung quanh, nghe âm thanh và chạm vào sự vật sẽ được tích lũy làm tri thức ở vùng phía sau não bộ (thùy đỉnh, thùy thái dương, thùy chẩm). Nếu đi qua những con đường giống nhau thì những tri thức đó sẽ được truyền tới vùng vận động thông qua vùng tiền vận động. Vùng tiền vận động này là nơi tạo ra tri thức và các liên hợp vận động (kết hợp khớp thần kinh), vùng này làm việc để giúp hoạt động nhanh, chính xác và thành thạo.
Với trẻ 1 tuổi, khi biết đi là đã bước vào giai đoạn tiến hóa cuối cùng của con người. Ở giai đoạn này, chúng ta cần cho trẻ đi bộ nhiều bên ngoài, học hỏi nhiều kinh nghiệm để não bộ, đăc biệt là vùng vỏ não trước trán phát triển.
Độ lớn của vùng số 10
Đây là sơ đồ so sánh độ lớn của vùng số 10 trong não bộ. Ngay cả ở vùng vỏ não trước trán thì vùng số 10 cũng là vùng đặc biệt của con người
* So sánh vùng số 10 (vùng trước trán)
Độ lớn của não bộ
Đây là bảng so sánh độ lớn của não bộ và độ lớn của thùy trán. Qua bảng này, ta có thể thấy tương quan độ lớn của não người so với các loài khác.
* Độ lớn của thùy trán
Não bộ không quyết định sẽ không thể bước đi được!
- Quyết định
(Vùng vỏ não trước trán)
Hướng nào? Bước ngắn hay dài? Khi nào bước? - Ý chí mong muốn
(Vùng tiền vận động)
Con muốn đi! Con muốn nhìn! - Bước chân
(Vùng vận động)
Vận động cơ bắp - Thu thập thông tin
(Thùy chẩm)
Cự ly đến đích?
Có chướng ngại vật không?
Đường dốc hay độ rộng của đường
Ghi nhớ quá khứ
Hệ thống VTA
Rất vui! Rất thú vị
Nếu làm một điều gì đó vui vẻ, hệ thống khen thưởng trong não bộ sẽ làm việc nên sinh ra cảm giác “thoải mái”. Cảm giác thoải mái này trở thành phần thưởng sinh ra hứng thú. Đây gọi là hệ thống VTA.