Những chuyện ngây thơ thú vị như vậy nhiều không kể xiết, ai có thể nói cháu không phải là trẻ con chứ? Gần đây cháu hỏi tôi: “Con trai và con gái đều như nhau hả mẹ?” Tôi nói: “Đúng vậy”. “Vậy tại sao con trai lại được viết ở phía trước con gái?” “Đó có phải là thói quen không hả mẹ?” “Con thấy khi viết báo cáo thường là: Các vị lãnh đạo, các đồng chí, mẹ xem viết các vị lãnh đạo ở trước, điều này chẳng phải là đã chứng minh coi trọng con trai hơn sao?”. Tôi nhất thời không biết trả lời cháu ra sao, cháu vẫn tiếp tục: “Nước ngoài không như vậy, họ nói các quý bà, quý ông!” Cháu cứ vin vào cái lý lẽ đó khiến tôi không thể nào giải đáp được.
Cháu là “trọng tài hòa giải”, là “quan thanh liêm chính trực” trong nhà chúng tôi, cũng là “chiếc loa truyền tin” mỗi khi vợ chồng tôi giận nhau. Đương nhiên, có lúc “chiếc loa truyền tin” này hoạt động không hiệu quả, đó là những lúc cháu không nhớ từ, không kiêng dè hỏi to: “Sao, mẹ bảo con nói gì, nói như thế nào?” Thế là vợ chồng chúng tôi lại làm lành trong tiếng cười không thể nhịn được, cháu hát không sai nhạc, nhảy múa cũng rất đẹp, giọng đọc diễn cảm đa dạng, thành tích học tập xuất sắc, tính cách điềm đạm hào phóng, đối xử với mọi người hiểu biết lễ phép, nhưng không mất đi nét thơ ngây đáng yêu của trẻ con, tôi mỗi ngày đều ghi chép lại việc cho cháu Thần học chữ và chuyện vui trong cuốn sổ “Ghi chép thực tế quá trình trưởng thành của Điền Thần”.
Tôi xin chia sẻ chính kinh nghiệm nhỏ nhoi mà mình đã tích góp dần trong quá trình thực hiện giáo dục sớm cho Điền Thần, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.