Dinh dưỡng bà bầu (Tuần 34)

Dinh dưỡng bà bầu

Kết hợp các món ăn cho thai phụ cần phân biệt chính – phụ, tốt – kém

Có rất nhiều loại thực phẩm phong phú, đa dạng, nhưng cũng nên phân thành chính – phụ; tốt – kém. Cùng một loại thực phẩm nhưng sẽ có giá trị dinh dưỡng cao thấp khác nhau, vì thế cần có thứ tự chọn lựa phù hợp.

  1. Đối với các loại thực phẩm, nước quan trọng hơn bất cứ loại thức ăn nào, vì thế mỗi ngày cần chú ý uống đủ nước, sau đó là đến các loại rau củ, lương thực, hoa quả, các loại sữa, các loại đậu, trứng, thịt, chất dầu mỡ…
  2. Đối với việc chọn lựa rau củ, có thể phân chia theo màu sắc. Mỗi ngày, nhu cầu hấp thụ rau xanh là nhiều nhất, tiếp đó là rau màu trắng, màu vàng, màu đỏ, màu đen, cần hấp thụ ít nhất là rau màu tím.
  3. Đối với việc chọn lựa các loại thịt và trứng cũng căn cứ theo màu sắc để quyết định. Thịt màu trắng như cá, thịt gà nên ưu tiên hàng đầu, tiếp theo là các loại thịt màu đỏ như: thịt lợn, thịt bò, thịt dê… thứ nữa là loại thịt màu vàng là các loại thịt mỡ…
  4. Đối với việc chọn lương thực cũng có thể sắp xếp thứ tự theo màu sắc: gạo, bột mì có màu trắng là chính, các màu sắc khác nhau màu vàng, màu xanh, màu đỏ, màu đen, màu tím lần lượt giảm dần. Màu sắc không bình thường thì không nên mua. Ví dụ gạo tẻ, bột mì có màu trắng lấp lánh, ngô, kê có màu vàng chói mắt và những loại đậu có màu xanh non mỡ màng tốt nhất không mua.
  5. Hoa quả nên ăn vào đúng mùa, ăn ít loại trái mùa; Ăn nhiều loại hoa quả địa phương, ít ăn loại nhập khẩu. Màu sắc có thể căn cứ vào màu của hoa quả, màu vàng là chính, màu xanh, màu đỏ, màu trắng, màu tím, màu đen lần lượt ăn ít dần.
  6. Uống nước nên dùng nước sôi để nguội; nước khoáng, nước tinh khiết xếp thứ hai; các loại nước dinh dưỡng, nước có ga, nước trà nên uống ít.

Trên đây đã nói đến thứ tự chọn lựa thực phẩm, không phải là có chính không cần phụ, có tốt không cần kém, mà cần kết hợp nhiều loại với nhau. Không có một loại thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chỉ có thể kết hợp phong phú các loại thực phẩm mới có thể bảo đảm dinh dưỡng tối đa cho bạn.

Bổ sung kẽm giúp sinh nở thuận lợi

Kẽm làm tăng hoạt tính dung môi có liên quan đến co thắt tử cung, khi sinh có thể thúc đẩy tử cung co thắt, khiến tử cung có lực co thắt mạnh, bé sẽ được đẩy ra ngoài tử cung và quá trình sinh nở được diễn ra nhanh chóng hơn. Nếu cơ thể người mẹ thiếu kẽm, khiến lực co thắt ở tử cung giảm, có thể phải tiến hành mổ đẻ.

Lượng kẽm mẹ cần hấp thụ thông thường khoảng 20mg/ngày, đến cuối thai kỳ có thể tăng lên 30mg; có thể bổ sung bằng cách ăn uống các thực phẩm chứa nhiều kẽm, ví dụ thịt lợn nạc, gan lợn, cá, lòng đỏ trứng gà… Ngoài ra, hải sản cũng chứa nhiều kẽm, đặc biệt là con hàu; thực phẩm thực vật như các loại rau, hoa quả, lương thực chính chứa kẽm khá ít, chỉ có các loại đậu, lạc, kê, cà rốt, cải thảo… là chứa nhiều. Ở cuối thai kỳ mẹ có thể đến bệnh viện kiểm tra lượng kẽm trong máu, nếu quá thấp, cần uống bổ sung. Bổ sung như thế nào là theo chỉ định của bác sỹ. Điều cần chú ý là, nếu thai phụ bổ sung quá nhiều kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt.

Giới thiệu thực đơn dinh dưỡng tuần 34

Trứng cá rán

Nguyên liệu: 50g trứng cá, 3 quả trứng gà, muối.

Cách chế biến:

  1. Trứng cá hấp chín, cho vào bát, đập trứng gà vào, đánh tan, cho muối vào quấy đều.
  2. Đun dầu nóng, đổ dung dịch trứng gà và trứng cá vào, đun nhỏ lửa rán chín là được.

Công dụng: Trứng cá, trứng gà đều chứa hàm lượng sắt nhất định, rất thích hợp cho thai phụ bổ sung cuối thai kỳ.

Canh gan gà nấu cà rốt

Nguyên liệu: 1 củ cà rốt, 100g gan gà, muối.

Cách chế biến:

  1. Cà rốt gọt vỏ thái lát mỏng, gan gà rửa sạch thái miếng mỏng.
  2. Cho cà rốt vào nồi nước đun sôi, sau đó cho gan gà vào đun chín, nêm vừa muối là được.

Công dụng: Món ăn này chứa nhiều hàm lượng kẽm và sắt, rất thích hợp cho thai phụ cuối thai kỳ.

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!