Giải thích câu “gừng càng già càng cay” như thế nào?

Tới đây, tôi bỗng nhớ ra một điều, có người đã từng chất vấn tôi: “Những điều mà ông giảng rất đầy đủ, thế nhưng còn có một điểm mà tôi nghĩ mãi không ra, lẽ nào con người nhất định phải được tiếp nhận sự giáo dục tốt ngay từ giai đoạn đầu mới có thể gặt hái được thành công, nếu như vậy, ông sẽ giải thích câu “gừng càng già càng cay” như thế nào?

Đúng vậy, đích thực là có những người phải đến bốn năm mươi tuổi mới thành công. Nhưng không quá khó để lý giải hiện tượng này, những người thành công muộn trên thực tế đều là những người có sự phát triển theo “hình yên ngựa”. Họ được tiếp nhận sự giáo dục sớm (cần lưu ý rằng, sự giáo dục tốt ngay từ giai đoạn đầu không nhất thiết là giáo dục một cách tự giác, cũng không nhất thiết phải là đọc sách từ nhỏ hay đi học sớm…) ở các mức độ và hình thức khác nhau, nhưng do trong giai đoạn giữa của cuộc đời, hoàn cảnh gia đình không tốt, điều kiện có hạn nên những tố chất tốt của họ rơi vào thời kỳ “ngủ quên”, bởi lẽ họ không được đi học nên đành để lỡ mất cơ hội. Nhưng sau đó, do hoàn cảnh tốt hơn, hoặc là họ đã gặp được thời cơ, lúc ấy, giống tốt cộng với những tố chất ưu việt như hạt giống tốt đã gieo từ thời thơi ấu, nay bắt đầu đâm chồi nảy lộc khi mưa xuân. Kết qủa là, họ nhanh chóng giành được thành công.

Tề Bạch Thạch là một ví dụ điển hình. Ông đã được tiếp nhận sự giáo dục rất sớm từ gia đình, song vì gia cảnh bần hàn nên ông đành ngậm ngùi làm một người thợ mộc lành nghề. Tuy không được đào tạo chuyên sâu nhưng trí tuệ, sự thông minh nhạy bén, sự tích lũy văn hóa cũng như niềm đam mê nghệ thuật vẫn luôn cháy bỏng trong ông. Phải tới tuổi trung niên, Tề Bạch Thạch mới có sơ hội thể hiện mình, hơn nữa lại được Từ Bi Hồng giúp đỡ nên rất nhanh sau đó, ông đã trở thành một danh họa.

Bất cứ một thành tựu nào của con người đều không thể tách khỏi cái “gốc” của nó, giáo dục tố chất ngay từ giai đoạn đầu chính là nuôi dưỡng cái gốc đó và thúc đẩy mần tố chất dinh trưởng. Một cái cây có gốc rễ sâu mới có thể sum sê tươi tốt để rồi trổ ra nhiều hoa thơm trái ngọt.

Cho dù là một đứa trẻ bình thường, chỉ cần giáo dục đúng cách cũng có thể trở thành một con người phi thường”.

Helvetius

“Nếu một đứa trẻ ba tuổi được tiếp xúc với các phương diện của học thuật như ngôn ngữ và các kỹ năng giải quyết vấn đề muộn hơn sáu tháng hoặc lâu hơn nữa thì tương lai nó không thể thành công trong học tập.”

Leighton Le White

“Nền tảng của giáo dục chủ yếu được xây dựng từ khi trước 5 tuổi, nó chiếm tới 90% chất lượng của quá trình giáo dục. Từ sau 5 tuổi trở đi, tất nhiên vẫn phải tiến hành giáo dục, con người sẽ trưởng thành thêm một bước để rồi đơm hoa, kết trái, nhưng bông hoa mà bạn dày công vun trồng chăm sóc thực sự đã có nụ từ khi trước 5 tuổi”

AX.Macarenco

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!