Học nghe và học nói giữ vị trí quan trọng số một (1)

Quá trình bồi dưỡng kỹ năng nghe nói của trẻ có thể phân chia thành các bước sau:

Khi cùng hoạt động với trẻ, cần để mặt mình hướng vào mặt trẻ, dùng những từ ngữ ngắn gọn và rõ ràng để nói chuyện với trẻ. Hễ trông thấy cái gì nói cái ấy, làm việc gì thì giảng cho trẻ nghe việc ấy. Ví dụ, nói với trẻ: “Tiểu Phi, con dậy rồi à?”, “Tiểu Phi phải bú sữa thôi”, “Chúng ta tập thể dục được không?”, “Xem kìa, bố tới rồi, bố bế Tiểu Phi đi nào!”… Ngoài ra, khi nói chuyện với trẻ cũng cần thể hiện tình cảm bằng các tư thế của tay, để trẻ có thể học đồng thời ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ cơ thể.

Khi trẻ được khoảng ba tháng tuối, bạn nên bắt đầu dạy trẻ phát âm, bất kể là âm nào cũng tốt. Lúc trẻ lớn hơn một chút có thể dạy trẻ tiếng lợn, tiếng mèo, tiếng gà kêu, tiếng tàu hỏa chạy trên đường ray… Tất cả những đứa trẻ được cổ vũ để phát âm đều biết nói sớm.

Trẻ sau 10 tháng tuổi chính thức biết nói. Chúng phải trải qua một quá trình học nói bắt đầu từ cầu từ đơn (một từ biểu thị ý nghĩa của một câu) tới câu điện báo (những từ không liên quan tới nhau những ghép lại cùng biểu thị ý nghĩa của một câu) rồi một câu ngắn hoàn chỉnh và cuối cùng là một câu dài. Trong tất cả quá trình học tập ấy, trẻ rấy cần sự khích lệ và khen ngợi của cha mẹ để chúng có thể vui vẻ học nói.

Nếu trẻ chỉ nói bằng tay, khi trẻ biểu đạt yêu cầu của mình (ví dụ tay trẻ chỉ lên con búp bê vài ở trên giường, miệng kêu “ư, ư” thể hiện mong muốn), người lớn nên khích lệ để trẻ nói ra “Búp bê, con muốn búp bê”. Trong trường hợp bạn cảm nhận rằng trẻ có thể biểu đạt lòng mong muốn của mình bằng lời song lại lười không chịu nói, lúc này bạn nên tạm thời không thỏa mãn yêu cầu của con để kích thích trẻ phải nói ra mong muốn của mình.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!