Hứng thú của Á Hâm cũng chuyển sang thế giới rộng lớn bên ngoài

Bé ra thế giới bên ngoài

Bé ngày càng khôn lớn

Một ngày một khôn lớn, hứng thú của Á Hâm cũng chuyển sang thế giới rộng lớn bên ngoài. Phía Tây khu nhà tôi ở có một con sông nhỏ uốn khúc, trên bờ xây lan can rất ngay ngắn. Tôi thường đưa cháu ra đó chơi, cháu bám vào lan can và nhìn ra xa, nơi có những rặng cây xanh mướt, những con bươm bướm, chuồn chuồn xinh đẹp đậu trên bãi cỏ, những con ếch và cá bơi lội dưới sông. Lúc đó, tôi lại dạy cháu những chữ miêu tả những con vật nhỏ bé này: bươm bướm bay, chuồn chuồn ăn các loài côn trùng bay, ếch xanh ăn bướm, các bơi lội trong nước… Dần dần, Á Hâm đã biết đặt câu. Tôi cầm một thẻ chữ có ghi “cưa gỗ”, dạy cháu đặt câu. Cháu suy nghĩ một lát rồi nói: “Bà nội dùng cưa cưa gỗ”. Cháu tôi đã đặt được câu có đầy đủ các thành phần chính như: chủ ngữ, động từ, tân ngữ…

Đưa Á Hâm tiếp xúc với thế giới bên ngoài

Nhà tôi ở gần khu chợ nông sản rất náo nhiệt. Tôi cũng hay đưa Á Hâm ra chợ chơi, để cháu ngắm nhìn dòng người nhộn nhịp mua sắm, những tấm biển quảng cáo và còn mặc cả mua bán hàng hóa. Lúc đó, điều hấp dẫn Á Hâm không phải là những món đồ bầy la liệt mà là những chữ trên các biển quảng cáo. Có lần, khi nhìn thấy tiêu để bài thơ cổ có chữ “rượu” trong bức tranh hoa văn rất đẹp trên chiếc bàn nhỏ, Á Hâm lanh lợi đã nhận ra ngay, và thích thú với những chữ trong bài thơ cổ này đến mức không chịu đi tiếp nên tôi đã mua chiếc bàn đó. Cháu đòi tôi dạy cháu bài thơ đó bằng được: “Thanh minh lất phất mưa phùn. Khách đi đường thấm nỗi buồn xót xa. Hỏi thăm quán rượu đâu à? Mục đồng chỉ lối Hạnh Hoa thôn ngoài.” Chính việc đó đã gợi ý tôi đến hiệu sách mua tập sách “Thơ cổ hòa bằng tranh”. Khi lên hai, Á Hâm đã thuộc 12 bài thơ cổ, kể từ lúc đó, hiệu sách đã trở thành nơi Á Hâm thích lui tới nhất. Hiệu sách chỗ nào cũng có những chữ lấp lánh. Cháu nhớ được ngày càng nhiều chữ, càng ghi nhớ được nhiều, cháu càng mạnh dạn tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn. Cháu thích tấm bản đồ treo trên cửa sổ hiệu sách, tôi liền mua cho cháu. (Tất cả những thứ cháu thích tôi đều mua mà không tiếc). Cháu đặc biệt có hứng thú đối với bản đồ, và cũng có cách ghi nhớ rất khác thường. Cháu nói, tỉnh Thanh Hải giống như một chú thỏ con, tỉnh Hắc Long Giang giống như một chú ngựa to lớn, tỉnh Sơn Đông giống như một con chim nhỏ, tỉnh Cam Túc giống như một con rồng lớn, Đài Loan giống như một củ khoai lang. Cháu còn biết thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh. Tên các tỉnh, thủ phủ của các khu tự trị và những thung lũng lớn nhất ở Trung Quốc cháu dần có thể nói được, ví dụ như tỉnh Hà Bắc có mấy thành phố cấp tỉnh và tên gọi của những thành phố đó. Xem bản đồ, cháu có thể kể tên các nước láng giềng của Trung Quốc và thủ đô của các nước đó. Thủ đô của Ấn Độ là New Delhi, thủ đô của Nêpan là Kathmandu, thủ đô của Afganistan là Cabun, thủ đô của Nhật Bản là Tokyo v.v… Bản đồ năm trong tim cháu, hình ảnh của Trung Quốc nằm trong đầu cháu, và cháu biết mình là người Trung Quốc. Cứ 7 giờ tối hàng ngày, trong chương trình thời sự của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, khi hình ảnh quốc kỳ, Thiên An Môn, tượng lãnh tụ xuất hiện đã khơi dậy lòng yêu nước của Á Hâm, cháu nghiêm trang hát theo bài quốc ca, mặc dù không hiểu hết ý nghĩa của ca từ, không biết tại sao lại phải “xông quan làn đạn bom của địch tiến lên phía trước”. Nhưng cháu biết đây là bài hát ngợi ca tổ quốc mình. Với người trưởng thành, yêu nước là một điều dễ hiểu, nhưng không ai có thể nghĩ một đứa trẻ mới chỉ lên ba đã có tình cảm phong phú như vậy. Đây cũng là điều tôi không hề nghĩ đến.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!