Tư duy là chức năng tâm lý quan trọng nhất giúp con người nhận thức được bản chất cảu các sự vật trong thế giới khách quan, đồng thời nó cũng là hạt nhân của hệ thống trí tuệ. Đối với những sự vật mà con người không thể trực tiếp cảm nhận và quan sát được, con người sẽ gián tiếp nhận thức nó thông qua tư duy. Ví dụ, sáng sớm sau khi thức giấc, mở cửa số nhìn ra bên ngoài, thấy nước bao phủ khắp nơi trên mặt đất, con người sẽ lập tức suy luận và đưa ra phán đoán: “Ồ, chắc hẳn đêm qua trời mưa rất to”. Tuy không trực tiếp phàn đoán chính xác, đây chính là tư duy gián tiếp.
Một đặc điểm nữa của tư duy là phải mượn tới ngôn ngữ (công cụ của tư duy) để nhận thức một cách khái quát về quy luật của vạn vật. Ví dụ, những thành nhữ như: “Sen tàn cúc lại nở hoa”, “thu qua đông tới” … là những câu thành ngữ phản ánh quy luật sinh trưởng của các loài thực vật thông thường, chứ không có ý nhắc đến một cái cây hay một bông hoa cụ thể nào. Quy luật sinh trưởng này đã được tư duy của con người khái quát lại.
Những sự vật, sự việc trong vũ trụ quả là bao la vô hạn! Thế giới vật chất với những thứ bé nhỏ như các hạt nguyên tử, to lớn như vũ trụ; rồi quá trình lịch sự dường như dài vô tận, không có điểm bắt đầu cũng không có điểm kết thúc; tâm linh của con người và xã hội dường như không bờ không bến, hư hư thực thực. Chính vì vậy, nếu con người chỉ cảm nhận và quan sát chúng bằng các cơ quan cảm giác thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ là đủ. Chỉ có tư duy của con người mới có được uy lực mạnh nhất để nhận thức và cải tạo thế giới. Do đó, giáo dục cần phải phát triển khả năng tư duy của trẻ, tư duy chính là tiêu chí chủ đạo nhất của trí tuệ.