Chuyện ông Đổng Linh Lễ dạy cháu
Đọc những chia sẻ của ông Đổng Minh Lễ, tôi rất phấn khích, vui mừng và hạnh phúc. Tôi thực sự đã bị tình cảm và tư tưởng của ông chinh phục.
Chúng ta thường nói, biến gánh nặng về dân số thành nguồn trí tuệ và khả năng vô tận, biến vấn đề khó khăn nhất – vấn đề dân số Trung Quốc thành một lợi thế. Ông Đổng Minh Lễ đang thưởng thức thành quả của mình, ông đã dạy bốn đứa cháu nội ngoại rất tốt.
Ông Đổng ban ngày đi dạy ở trường kỹ thuật công nghiệp, buổi tối làm học viên hàm thụ của “Phương án 0 tuổi”, và nhanh chóng mở lớp “giáo dục sớm cho trẻ trong gia đình”. Qua một năm dạy học, những đứa cháu 2 – 4 tuổi đã biết, biết làm bốn phép tính, biết kể chuyện, học thuộc gần 100 bài hát thiếu nhi, câu đố, bài vè, trí tưởng tượng phong phú, cháu nào cũng có thể tham gia “cuộc thi nói khoác”, các cháu đều được luyện vẽ tranh hát múa, làm thủ công… Ông đã vừa dạy kiến thức vừa bồi dưỡng tố chất cơ bản cho các cháu.
Kết hợp giữa dạy kiến thức và bồi dưỡng tố chất
Dạy kiến thức không thể tách khỏi bồi dưỡng tố chất cơ bản, chúng tôi đề xướng phương pháp giáo dục giúp làm phong phú kiến thức và bồi dưỡng tố chất cơ bản cho các cháu.
Dạy kiến thức không thể tách khỏi bồi dưỡng tố chất cơ bản, chúng tôi đề xướng phương pháp giáo dục giúp làm phong phú kiến thức, kinh nghiệm của trẻ đồng thời nâng cao tố chất cơ bản cho trẻ. “Giáo dục tố chất” trong hoạt động tình cảm với người thân của trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được gọi là “giáo dục tố chất toàn diện”, hoạt động giáo dục này có những khác biệt so với truyền thụ kiến thức văn hóa truyền thống:
- Giá dục tố chất toàn diện không xác định nhiệm vụ, chỉ tiêu, giáo trình, tiến độ giáo dục và việc hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, khác với giáo dục truyền thống thường có những quy định nghiêm ngặt.
- Giáo dục tố chất toàn diện với mục đích khích lệ hứng thú trong hoạt động của trẻ, tính hiếu kì, ham muốn học hỏi kiến thức, phát triển thể lực, trí tuệ và khả năng, kỹ năng thực hiện và bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ, từ đó trẻ có được kiến thức, kinh nghiệm và cảm nhận trong hoạt động đó. Như Khổng Tử từng nói: “Người hiểu về kiến thức không bằng người yêu thích kiến thức, người yêu thích kiến thức không bằng người vui vì có kiến thức.” Còn hệ thống giáo dục truyền thống lại phục vụ mục đích truyền thụ có hệ thống các khoa học kiến thức và kịp thời củng cố những kiến thức đó.
- Giáo dục tố chất toàn diện đặc biệt chú ý đến “giáo dục cuộc sống”, tạo cho trẻ môi trường sống phong phú, dạy học trong cuộc sống hằng ngày, chơi mà học. Người dạy có ý thức, người học trong vô thức. Ảnh hưởng của môi trường, dẫn dắt bằng các tấm gương, còn giáo dục truyền thống chủ yếu là dạy học ở trên lớp, phản đối tính tùy tiện trong việc dạy học.
- Giáo dục tố chất toàn diện theo đuổi “hiệu ứng tích lũy”, “hiệu ứng lâu dài” và “hiệu ứng toàn diện” với việc phát triển nhân tài, phương pháp này đi ngược lại với phương pháp mong muốn có được thành công một cách tức thì, dạy theo kiểu ép buộc. Giáo dục truyền thống yêu cầu phải hiểu rõ nội dung giảng dạy, nắm vững kiến thức sau một lần dạy, đánh giá thông qua thi cử, hiệu quả dạy học phải nhìn thấy ngay.
- Giáo dục tố chất toàn diện dựa vào nền tảng và đặc điểm của trẻ, điều kiện và thế mạnh của người giáo dục, môi trường mới của gia đình và nhà trẻ, đề xướng phương pháp giảng dạy phải linh hoạt, cởi mở, phù hợp với từng đối tượng. Còn giáo dục truyền thống là kiểu giáo dục nghĩa vụ, có yêu cầu chung và thống nhất đối với từng trẻ.
Ông Đồng đã sáng tạo ra rất nhiều phương pháp giáo dục tố chất toàn điện, theo ông, không thể chỉ dùng một phương pháp, phương pháp dù tố đến mấy cũng không thể áp dụng lâu được. Lần này biến nội dung học thành bài hát thiếu nhi, lần sau lại viết thành một câu chuyện; hôm nay sử dụng phương pháp trò chơi, ngày mai lại sử dụng hình thức thi tài…, phương pháp càng linh hoạt, hình thức càng đa dạng, trẻ càng hứng thú, hiệu quả giáo dục vì thế càng cao. Ông tự mở ra “Cuộc thi hùng biện”, tự sáng tác câu chuyện “Vì sao đít khỉ lại đỏ” – phương pháp dạy học và giáo trình dạy học rất tuyệt với. Chúng tôi mong rằng các phụ huynh hãy chỉnh lý các phương pháp và giáo trình dạy học có hiệu quả và đầy hứng thú và gửi cho chúng tôi; chúng tôi sẽ biên tập theo độ tuổi của trẻ thành một cuốn cẩm nang. Cuốn cẩm nang này sẽ là một cống hiến quan trọng. Chúng ta hãy đón chờ sự ra đời của cuốn sách “Tư liệu tham khảo phương pháp và giáo trình giảng dạy giáo dục tố chất toàn diện”, đây sẽ là một món quà dành tặng cho hàng triệu triệu gia đình và các em nhỏ.