Một số phương pháp dạy ngoại ngữ trong nửa tình huống (1)

– Đặt tên nước ngoài cho mỗi một đứa trẻ để trẻ có thể sử dụng nó trong lúc hội thoại bằng tiếng nước ngoài, yêu cầu trẻ gọi cha mẹ hoặc thầy cô giáo bằng cách xưng hô của tiếng nước ngoài.

– Hướng dẫn trẻ vận dụng ngôn ngữ trong cuộc sống, từng bước dạy trẻ biểu đạt những ngôn từ trong sinh hoạt hàng ngày và ở trường mẫu giáo bằng tiếng nước ngoài. Ví dụ, dùng ngoại ngữ để diễn tả những từ như “đã dậy rồi”, “từ mặc quần áo”, “ăn cơm rồi ạ”, “làm vệ sinh”, “đi học”, “ngồi yên”, “chơi trò chơi”, “ngủ trưa”, “vào nhà vệ sinh”, “giơ tay phát biểu”, “xếp hàng”, “bước đi”, “hôm này là thứ mấy”… Từ từ làm phong phú vốn từ vựng ngoại ngữ để chúng trở thành một phần trong cuộc sống của trẻ nhỏ.

– Tập cho trẻ thói quen và vận dụng thành thạo các từ ngữ chào hỏi cũng như các ngôn từ lịch sự trong tiếng nước ngoài.

– Với những từ và câu mà trẻ đã biết nói bằng tiếng mẹ đẻ cần đồng thời phát triển ngoại ngữ bằng cách thường xuyên dạy trẻ từ này trong tiếng nước ngoài nói như thế nào.

– Khi trẻ nhận biết một đồ vật mới cùng với tên gọi của nó hay dạy trẻ đồ vật ấy, tên gọi ấy trong tiếng nước ngoài nói như thế nào, khích lệ trẻ ghi nhớ cách phát âm của những từ và câu đồng nghĩa trong cả hai thứ tiếng.

– Động viên trẻ tích cực đặt câu hỏi để học ngoại ngữ, ví dụ, khi nhìn thấy những tia chớp cùng tiếng sấm trên bầu trờibáo hiệu cơn mưa tới, trẻ sẽ hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sấm trong tiếng Anh nói như thế nào ạ!”. Lúc này người mẹ cũng là người hướng dẫn trẻ nên động viên và khen ngợi trẻ và trả lời câu hỏi của trẻ. Trong trường hợp không nhớ ra từ đó trong tiếng Anh có thể tra từ điển trước mắt trẻ rồi đọc cho trẻ nghe.

– Với những thực phẩm mà trẻ thích ăn nhất, những món đồ chơi mà trẻ thích chơi nhất, hay yêu cầu trẻ diễn tả chúng bằng tiếng nước ngoài, nên thường xuyên sử dụng tên nước ngoài đó. Nếu đứa trẻ tới chơi vườn bách thú, nên dạy trẻ nhận biết các loại động vật bằng cả hai thứ tiếng.

– Dạy trẻ biết về những cơ quan trên cơ thể con người như tóc, lông mày, mắt, mũi, tai… đồng thời dạy trẻ học tên gọi bằng tiếng nước ngoài của chúng. Sau đó, có thể làm ngược lại để trẻ kiểm tra người lớn.

– Khi trẻ yêu cầu người lớn cho ăn, cho phép sử dụng đồ vật nào đó hoặc chơi cùng với mình, nên động viên trẻ nói lên những yêu cầu do bằng tiếng nước ngoài. Chỉ khi trẻ dùng ngoại ngữ để biểu đạt mới nên thỏa mãn yêu cầu của trẻ.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!