Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

Ông dạy cháu như thế nào

Phương án 0 tuổi thu hút truyền thông

Vào tháng Tư, tháng Năm năm nay, việc dạy dỗ bốn đứa cháu của tôi đã thu hút sự quan tâm của các vị lãnh đạo thành phố Minh. Báo đài phát thanh, truyền hình lần lượt có những buổi phỏng vấn trực tiếp. Trong chốc lát, tôi và bọn trẻ đều trở thành những nhân vật thời sự. Sau đó, không ít các bậc phụ huynh mong muốn con cái thành tài, người thì gửi thư bày tỏ nỗi niềm mong muốn dạy con nhưng không thành công, có người thì đến tận nhà để hỏi phương pháp dạy học, còn có người nói đùa với tôi: “Mấy đứa cháu nhà ông có phải là thông minh bẩm sinh không?”… Trước những câu hỏi của mọi người, tôi nghĩ: không thể phủ định tố chất di truyền. Đồng Long vốn có nền tảng tốt hơn mấy đứa còn lại. Vì thế, cùng một phương pháp dạy học, cùng một thời gian, một nội dung nhưng phản ứng của Đồng Long nhanh nhạy hơn hẳn ba đứa còn lại. Nhưng nếu tuyệt đối hóa tố  chất bẩm sinh thì lại không thực tế. Ai cũng biết, một đứa trẻ cho dù thông minh đến mất cũng phải có người dạy mới biết,  “không thầy đố mày làm nên”, tố chất bẩm sinh liên quan trực tiếp đến rất nhiều yếu tố như sự chuẩn bị trước khi mang thai của bố mẹ, vật chất và tinh thần sau khi mang thai v.v… Một nhà khoa học đã nói: “Trong quá trình giáo dục sớm cho trẻ, di truyền có thể xem nhẹ, vấn đề mấu chốt là sự giáo dục và nuôi dạy sau này”.

Tôi bắt đầu dạy bọn trẻ nhận biết chữ từ tháng Tám năm 1992, thời gian đầu, một ngày dạy hai chữ đã cảm thấy rất khó khăn, thường xuyên xảy ra tình trạng vừa dạy xong cháu đã quên, một chữ lặp đi lặp lại nhiều lần mới có thể để lại ấn tượng trong đầu bọn trẻ. Qua rèn luyện riêng về khả năng ghi nhớ và tập trung chú ý, tiếp tục kết hợp với nhiều phương pháp như nhận mặt chữ, dạy đếm, đến tháng Mười hai, một ngày các cháu tôi có thể nhận biết nhiều nhất 18 chữ, thậm chí tất cả những chữ đã ghi nhớ, một hai tháng sau đem ra vẫn có thể đọc làu làu như khi mới học.

Tôi đã tiến hành dạy các cháu như thế nào?

Trẻ con bao giờ cũng rất hứng thú với những điều mới lạ, ngoài lúc ngủ, dường như lúc nào chúng cũng muốn xem, muốn nghe, muốn sờ, muốn hỏi… Tôi đã nắm bắt được đặc điểm tâm lý này, chúng muốn xem gì, tôi dạy cái đó, muốn nghe cái gì, tôi dạy cái đó, muốn sờ cái gì, tôi dạy cái đó, muốn hỏi điều gì, tôi dạy điều đó. Khi bọn trẻ không thích thú đối với nội dung dạy, ông nói cháu không chú ý, chúng ta lại phải khơi dậy tính hiếu kỳ của chúng, nghĩ cách để chúng có hứng thú, sau đó mới tiếp tục dạy.

Trẻ con đều có chí tiến thủ, thích được người lớn khen ngợi. Lợi dụng đặc điểm tâm lý này của trẻ, tôi mở cuộc thi xem ai nhận mặt chữ nhanh, nhớ lâu, nói tốt rồi sẽ được biểu dương khen thưởng; nhưng nếu không làm được cũng không mắng mỏ, mà phải gợi ý, khuyến khích, làm như vậy bọn trẻ càng học sẽ tiến bộ nhanh hơn.

Tình cảm của trẻ không ổn định, khả năng tập trung không cao. Tôi nắm lấy cơ hội lúc chúng vui vẻ nhất để tiến hành dạy, và kết thúc khi chúng vẫn còn cảm giác hào hứng muốn học. Làm như vậy, trẻ sẽ không chán học, lúc nào cũng ở trong trạng thái thích học tập. Còn một điều nữa, đó là phương pháp dạy dù hay đến mấy cũng không được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần. Lần học này có thể biên soạn nội dung học thành bài hát thiếu nhi, lần học sau viết thành một câu chuyện; hôm nay áp dụng phương pháp trò chơi, ngày mai áp dụng hình thức thi tài… Phương pháp càng linh hoạt, hình thức càng đa dạng, trẻ càng thích thú, hiệu quả học tập sẽ càng cao. Tôi nhớ như in một câu nói nổi tiếng của Einstein: “Hứng thú là người thầy tốt nhất.”

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!