Trí tưởng tượng của bé rất phong phú
Vì liên tục được tiếp xúc với chữ, từ, sách vở, bài hát thiếu nhi và các câu chuyện nên trí tưởng tượng và tư duy của bé Dịch Thần khá phong phú. Khi được 10 tháng tuổi, chúng tôi dạy cháu chữ “ngoan”, vừa dạy vừa cố gắng làm cách nào để giải thích ý nghĩa của một chữ khá trừu tượng như thế, không ngờ cậu chàng đã khoanh tay trước ngực, làm động tác “ngoan”, khiến chúng tôi hết sức kinh ngạc. Chúng tôi nghĩ có thể do hàng ngày hay nói với cháu: “Bé yêu, ngoan nào”, từ đó cháu đã biết cách liên hệ hai từ “yêu” – “ngoan” lại với nhau.
Sự hình thành khả năng tư duy đó của cháu cho thấy ý nghĩa của việc dạy chữ là vô cùng lớn lao
Tháng trước, khi chúng tôi ôn tập cho cháu những chữ đã học, xem tới chữ “mây” cậu chàng đã “ngâm nga” từng chữ một: Giữa vùng mây trắng thoáng nhà ai, ôn đến chữ “đỏ”, cháu lại đọc: Mào đỏ nhô sóng nước khiến cả nhà cười phá lên. Có thể thấy, cháu đã biết cách liên hệ từ chữ đến câu. Lại có lần, một bạn học đại học của mẹ đến thăm, cô ấy mặc một chiếc áo khoác thuê hoa rất đẹp, Dịch Thần sờ sờ bông hoa thêu trên áo và nói: “Hoa, hoa, đẹp.” Sau đó, quay lại sờ chiếc áo mẹ mặc và nói: “Mẹ không có, mẹ không có.” Với một dáng vẻ rất oan ức, cháu nói đi nói lại mấy lần, nhưng bỗng nhiên lại nói: “Đưa cho mẹ, hoa, đưa cho mẹ.” Cháu muốn cô khách cởi chiếc áo đẹp ra để mẹ mặc. Cả nhà hỏi cháu: “Sao con lại đòi áo của cô?” Dịch Thần nhìn chúng tôi, nghĩ rồi nói: “Mua một cái, cho mẹ, mua một cái.” Cô khách rất ngạc nhiên, tại sao một đứa trẻ mới hơn một tuổi lại có khả năng tư duy như vậy. Một buổi tối cách đây không lâu, Dịch Thần ngồi chơi trên chiếu, mẹ muốn bế cháu đi rửa mặt mũi chân tay, cháu không chịu, mà nói: “Không đòi mẹ bế, mới là bé ngoan.” Đây vốn là một câu trong bài hát thiếu nhi, đã được cháu sử dụng linh hoạt đúng hoàn cảnh, làm cả nhà đều cười vui.