0 tuổi ở đây là khi bắt đầu sinh mệnh – tức sự giáo dục phải bắt đầu từ khi trẻ còn ở trong bào thai, hoặc ít nhất cũng không được coi nhẹ việc bồi dưỡng một cách khoa học trong khoảng thời gian trẻ từ 0-6 tuổi – là những năm tháng hoàng kim và quý giá nhất trong sự phát triển suốt cuộc đời con người. Bởi vì, giống như Gesell đã từng nói: Trước 6 tuổi, đại não gần như đã tương đối phát triển, nếu để lỡ khoảng thời gian này thì về sau, trí não, tính cách và tâm hồn con người vĩnh viễn không bao giờ có được cơ hội tốt như thế để xây dựng nền tảng cơ sở cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ươm mầm non là để sau này đơm hoa kết trái, giáo dục sớm là để bồi dưỡng nhân tài. Tiến sỹ White của Viện nghiên cứu giáo dục Đại học Havard cho rằng, một đứa trẻ 3 tuổi, nếu được tiếp xúc với các lĩnh vực liên quan tới học thuật như ngôn ngữ và kỹ năng giải quyết vấn đề muộn 6 tháng hoặc lâu hơn nữa thì nó sẽ không thể thành công trong quá trình học tập sau này.
Chúng ta phải bắt đầu “nắm” lấy nhân tài kể từ khi chúng còn là những đứa trẻ sơ sinh, giống như Giám đốc Sở nghiên cứu kích thích tiềm năng con người ở Philadelphia của Mỹ đã nói: “Mỗi một đứa trẻ sơ sinh bình thường khi chào đời đều mang trong minhg tiềm năng thiên tài giống như Edison hay Einstein”. Vậy, chúng ta cần tranh thủ không để lỡ mất khả năng phát triển của trẻ.
Không nên có quan niệm rằng, giáo dục sớm là để trẻ có thể đi học, tốt nghiệp và tham gia công tác sớm hơn vài năm. Nếu chỉ vì như vậy thì quả thật bạn đã đánh giá thấp ý nghĩa của việc giáo dục sớm. Nếu chỉ vì “tốt nghiệp sớm hơn một chút”, thì xét từ tình hình kinh tế của Trung Quốc khó khăn như hiện nay, sao lại phải bắt trẻ bước vào xã hội sớm như vậy? Tội gì phải thực thi giáo dục sớm? Nói tóm lại, giáo dục sớm là để vun đắp nền tảng tố chất nhân tài, để sau này chúng có được sự phát triển toàn diện với một xuất phát điểm tốt.