Nhận biết sự vật và ghi nhớ sự kiện

Trẻ sơ sinh trước khi biết nói đã sớm biết dùng ánh mắt và tay ra hiệu nhận biết mọi vật. Chỉ cần được dạy thường xuyên, trước ba tuổi trẻ có thể nhận biết được cả vạn sự vật, như các vật liên quan đến mặc, ăn, ở, đi lại, hoa, cỏ, cây, gỗ, chim, thú, sâu bọ, cá, mặt trời, mặt trăng, gạch, ngói, cát, đá cho đến sinh, lão, bệnh, tử. Có đứa trẻ hai tuổi xem tranh về các loài chim, có thể chỉ ra chính xác hơn 70 loài khác nhau. Những khái niệm mà con người có được trong cả đời người, thì hơn 90% được nhận biết từ những năm đầu đời.

Biết làm bằng tay

Sáng tạo và sử dụng công cụ là điều kiện quan trọng để động vật tiến hóa thành người, quá trình tiến hóa này phải trải qua hàng triệu năm. Trẻ học các động tác nắm, đặt, vắt, cầm, ấn, gõ, đẩy, kéo bằng tay trái và tay phải rất nhanh, ngoài sáu tháng tuổi có thể nhặt một hạt cơm nhỏ xíu lên, một tuổi rưỡi biết cầm đũa ăn cơm bằng tay trái và tay phải. Ba tuổi có thể sử dụng kéo bằng cả hai tay, trong khi người trưởng thành từ nhỏ chỉ biết làm việc bằng tay phải sẽ rất khó luyện cầm đũa và kéo bằng tay trái.

Tất nhiên sẽ có người cho rằng những hoạt động trên của trẻ là lẽ tự nhiên và chẳng có gì lạ. Nhận biết người, nhận biết vật, đi lại, làm việc người lớn chẳng mất tí công sức nào mà hiệu quả cao hơn trẻ gấp nhiều lần. Nhưng nếu xem xét vấn đề thật thấu đáo thì chúng ta nhận thấy, khả năng nhận thức và hành vi của người lớn cao hơn trẻ được quyết định bởi công thức: “học sớm + phát triển về sau > phát triển sớm”. Trong thời kỳ sơ sinh, nếu trẻ không có được sự giáo dục sớm, không sống trong môi trường được tiếp xúc và nhận biết con người, nhận biết sự vật, đi lại, làm việc, thì e rằng khi trưởng thành, trẻ cũng sẽ giống như Kamala, không thể nhận biết thế giới xung quanh, thậm chí không biết đi bằng hai chân, nói chuyện và mặc quần áo.

Những mặt dưới đây lại nói rõ hơn khả năng học của trẻ sơ sinh, mà người lớn không thể nào theo kịp.

Biết yêu thích âm nhạc, nghe chuẩn âm điệu

Sau khi chào đời, trẻ được nghe nhạc hàng ngày thì sau sáu tháng tuổi chúng sẽ nảy sinh tình yêu âm nhạc, khi nghe đến bản nhạc quen thuộc, chúng tỏ ra rất thích thú. Khi hai, ba tuổi trẻ đã trở thành “fan” âm nhạc nhí. Có trẻ khi đi đường nghe thấy bản nhạc hay thì không chịu đi tiếp cho đến lúc nghe xong. Tai của trẻ rất nhạy bén, nghe và phát âm chuẩn, cảm nhận tiết tấu tốt. Đối với người trưởng thành nếu không có sự giáo dục âm nhạc sớm, thì sau này, dù mất nhiều thời gian để học, cũng không hề có hứng thú để luyện tập âm nhạc. Họ đi nghe hòa nhạc thì ngủ gật, hát thì sai điệu, cả đời chỉ là “ngũ âm bất toàn”, trở nên mù âm nhạc và cho rằng mình “không có khiếu âm nhạc”.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!