Những điều cần biết khi tai trẻ có mủ

Tai trẻ có mủ

Tai đóng mủ là tên gọi không chuyên môn dành cho hậu quả của một bệnh nhiễm trùng khiến cho vòi Eustache và tai giữa chứa đầy dịch. Mặc dù không đau, bệnh tai đóng mủ có thể dẫn tới điếc tai và đôi khi mất vĩnh viễn khả năng nghe bên tai bị đóng mủ.

Tai đóng mủ là tên gọi không chuyên môn dành cho hậu quả của một bệnh nhiễm trùng khiến cho vòi Eustache và tai giữa chứa đầy dịch.

Vòi Eustache dẫn từ họng đến tai, tiết ra nhiều dịch phản ứng lại những bệnh nhiễm trùng kinh niên như Viêm xoang, Sùi vòm, Viêm amidan, hay thông thường nhất là bệnh Viêm tai giữa.

Nếu vòi ở cả hai bên tai đều tắc vì bị viêm, chất dịch không thể thoát đi được và trở nên dính đặc như keo, ngăn cản âm rung đạt hiệu quả, làm mất khả năng nghe.

Triệu chứng tai trẻ có mủ có thể gặp:

  • Có cảm giác đầy tai.
  • Lãng tai phần nào hoặc điếc tai một hay cả hai bên.

Chứng tai có mủ ở trẻ có nghiêm trọng không?

Mặc dù không đau, nhưng ta phải chữa trị bệnh tai đóng mủ vì nó có thể dẫn tới điếc tai và đôi khi mất vĩnh viễn khả năng nghe bên tai bị đóng mủ. Trong trường hợp không phát hiện ra, bệnh có thể gây nên những vấn đề đối với việc phát triển học nói và tiến trình học tập.

Việc gì phải làm trước tiên khi tai trẻ có mủ?

  1. Nếu bé có vẻ không chú ý và gần đây mới bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, như viêm tai giữa hay cảm lạnh chẳng hạn, hãy làm trắc nghiệm khả năng nghe của bé.
  2. Khẽ gọi bé trong lúc bé ngoảnh mặt đi và nhận xét xem phản ứng ra sao. Ngay cả nếu bé có thể nghe thấy bạn, chức năng nghe có thể bị suy kém đến độ bé không biết là bạn gọi từ phía nào.

Có cần đi khám bác sĩ không khi tai trẻ có mủ?

Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ khả năng nghe của con mình có vấn đề.

Bác sĩ có thể làm gì khi tai trẻ có mủ?

  • Bác sĩ sẽ khám tai bé bằng một dụng cụ đặc biệt (ống soi tai), và chữa trị chứng đóng mủ tai tùy theo mức độ tắc nghẽn nặng nhẹ.
  • Trong những trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh, và cũng có thể kê toa loại thuốc co mạch, khuyến khích dẫn lưu làm viêm mạc bớt sưng trong vòi Eutache.
  • Trong những trường hợp nặng và bị đi bị lại, bé sẽ được giới thiệu tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và có thể được nhập viện để được dẫn lưu dịch trong tai, có thể cài khoen vào bên tai đóng mủ. Đó là những ống nhựa nhỏ xíu giúp cho chất nhớt chảy thoát, như vậy tránh khỏi tích lại những tiết dịch dính keo. Các ống khoen hoặc là tự rơi vài tháng sau khi tai lành mạnh trở lại hoặc có thể được bác sĩ chuyên khoa lấy đi khi tới khám định kỳ.
  • Nếu chứng tai đóng mủ là do sùi vòm họng, chứng bệnh cơ bản này cũng cần được chữa trị thì mới khỏi lại.

Giúp trẻ có tai đóng mủ bằng cách nào?

  • Nếu bé đã cài khoen trong tai rồi, bé phải luôn luôn đội nón bịt kín tai khi bơi lội. Một số chuyên viên tai, mũi, họng khuyên không nên bơi lội khi đang có khoen cài trong tai.
  • Lúc nào cũng giữ cho tai được càng khô càng tốt.

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!