Những điều cần biết khi trẻ bị chóng mặt

Trẻ bị chóng mặt

Chóng mặt là từ mô tả một cảm giác không ổn định và xây xầm. Khi bé hụt hơi, bé có thể cảm thấy hơi chóng mặt bởi dưỡng khí đưa lên não tương đối thiếu. Bé cũng có thể thấy chóng mặt nếu cháu bị thiếu máu.

Chóng mặt là từ mô tả một cảm giác không ổn định và xây xầm. Khi bé hụt hơi, bé có thể cảm thấy hơi chóng mặt bởi dưỡng khí đưa lên não tương đối thiếu. Bé cũng có thể thấy chóng mặt nếu bị thiếu máu. Một cú phang vào đầu dẫn tới bất tỉnh, hoặc một cơn co giật có thể có chứng chóng mặt đi trước. Trong tình huống bình thường, chứng chóng mặt sẽ qua đi trong vòng vài phút.

Trẻ bị chóng mặt
Trẻ bị chóng mặt

Trẻ bị chóng mặt có nghiêm trọng không?

Chóng mặt nhất thời thì không nghiêm trọng, nhưng nếu bé chóng mặt trong vòng trên 12 tiếng, thì có thể là một dấu hiệu thiếu máu.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị chóng mặt?

  1. Hãy đặt cho bé ngồi xuống và cúi đầu bé vào giữa hai đầu gối để làm tăng lưu lượng máu và do đó đưa nhiều dưỡng khí tới não. Bảo bé hít vào thở ra sâu vài hơi.
  2. Giữ cho bé được yên tĩnh nếu đó là điều bé muốn.
  3. Theo dõi xem bé nói bé chóng mặt trong bao lâu.

Có cần đi bác sỹ không khi trẻ bị chóng mặt?

Đi khám bác sỹ ngay nếu bé cảm nhận những cơn chóng mặt trong thời gian 12 tiếng nhưng không có triệu chứng nào khác. Hãy đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt nếu lúc nào bé cũng kêu bị chóng mặt sau khi hoạt động mạnh; đó có thể là dấu hiệu bị thiếu máu.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị chóng mặt?

Sau khi khám cho con bạn, bác sỹ sẽ xác định nguyên nhân tại sao chóng mặt. Nếu chóng mặt là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng hơn như thiếu máu chẳng hạn, bác sỹ sẽ tùy theo đó mà chữa trị.

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!