Ghẻ là một bệnh do ký sinh trùng gây ra, dù không có nguy hiểm tuy nhiên lại đem đến sự khó chịu cho cơ thể. Vậy cần điều trị thế nào khi cơ thể bị ghẻ?
Ghẻ là một chứng ban ngứa kích thích muốn gãi, do một ký sinh trùng nhỏ xíu gây nên. Việc làm tổ đẻ trứng của các ký sinh trùng này thường trên bàn tay và ngón tay, đặc biệt là kẽ giữa các ngón tay. Ghẻ cũng có thể có trên mắt cá chân, bàn chân, ngón chân, cùi chỏ và vùng xung quanh cơ quan sinh dục. Khi trứng nở, các ký sinh trùng dễ lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp. Người ta cũng có thể bị lây ghẻ từ giường chiếu hay quần áo có nhiễm ký sinh trùng.
Bệnh ghẻ ở có nghiêm trọng không?
Ghẻ không nghiêm trọng nhưng dễ lây và có thể lây lan trong một gia đình hay một lớp học nếu không chữa trị mau chóng.
Triệu chứng bệnh ghẻ ở trẻ em có thể gặp:
- Ngứa dữ dội.
- Những đường lằn nhỏ, ngắn kết thúc bằng một chấm đen kích cỡ bằng đầu ghim, rất nhiều trong kẽ giữa các ngón tay.
- Có vảy ở những vùng ngứa.
Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị ghẻ?
- Nếu bé gãi nhiều, bạn hãy tìm kiếm các đường lằn nhỏ của các hầm hố ký sinh trùng.
- Nếu bạn nghi ngờ là bị ghẻ, hãy cho bé nghỉ học, cho tới khi bạn chữa trị xong.
- Cố gắng ngăn ngừa bé gãi. Gãi có thể ngăn cần việc chẩn bệnh của bác sỹ và phát sinh những mụn rộp có khả năng trở nên nhiễm trùng.
Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ bị ghẻ?
Hãy đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ là ghẻ hoặc nếu bé gãi nhiều.
Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị ghẻ?
Bác sỹ sẽ kê toa một thứ nước xức với đủ lượng để chữa trị cho cả gia đình.
Giúp bé bằng cách nào khi trẻ bị ghẻ?
- Sau khi tắm rửa cho bé, bạn phải quết thuốc xức lên toàn thân bé, từ cổ trở xuống và để cho khô. Trong 24 giờ, không được rửa trôi thuốc đi. Để bảo đảm diệt hết ký sinh trùng, hãy lặp lại cách làm này thêm 24 giờ nữa, cũng có thể là một hay hai ngày sau.
- Đồng thời, hãy tiến hành phép chữa trị này cho những người khác trong gia đình.
- Giặt giũ hay phơi phóng tất cả giường chiếu và quần áo để tiêu diệt con cái ghẻ. Con cái ghẻ không sống được lâu quá năm hay sáu ngày sau khi tách rời khỏi da con người.
Xem thêm:
Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.