Những điều cần biết khi trẻ bị hẹp môn vị

trẻ bị hẹp môn vị

Nôn, trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với chứng hẹp môn vị. Hẹp môn vị là một bệnh bẩm sinh nghiêm trọng ở trẻ, triệu chứng thường gặp là ói mạnh sữa ra ngoài. Vậy làm cách nào để cha mẹ không bị nhầm lẫn và có hướng điều trị thích hợp.

Hẹp môn vị là một căn bệnh bẩm sinh – có nghĩa là một căn bệnh có ngay từ khi mới sinh ra. Cơ vòng (môn hạ vị) nối liền dạ dày với tá tràng, dầy lên và hẹp lại, ngăn cản không cho những gì chứa đựng trong dạ dày thông qua nó mà đi vào ruột non. Người ta không biết nguyên do của căn bệnh này, nhưng các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi bé được một tháng tuổi. Thức ăn tích lại trong dạ dày, dạ dày co bóp mạnh mẽ để cố tống thức ăn lọt qua môn hạ vị đang bị dầy cộm lên. Do không làm nổi điều này, nên sữa ói vọt mạnh ra sau mỗi lần bú. Người ta gọi đó là nôn ói bắn vọt. Thức ăn vọt ra gồm sữa lỡn cợn kết tủa mùi khó chịu cùng với chất nhớt có thể vọt ra xa tới một hay hai thước. Bệnh này khác hẳn với chứng trớ sữa, một triệu chứng tự nhiên của bé đang bú…

Trẻ bị hẹp môn vị
Trẻ bị hẹp môn vị

Triệu chứng hẹp môn vị ở trẻ có thể gặp:

  • Nôn ói bắn vọt sau cữ bú, khởi sự khoảng 4 tuần tuổi.
  • Không tăng cân
  • Yếu đuối và mệt mỏi
  • Không đi cầu

Bệnh hẹp môn vị ở trẻ có nghiêm trọng không?

Hẹp môn vị là một căn bệnh nghiêm trọng. Chứng nôn ói có thể dẫn tới tình trạng mất nước và không tăng cân.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị hẹp môn vị?

  1. Trong trường hợp bé nôn mạnh sau ba lần bú liên tiếp, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
  2. Trong khi chờ đợi bác sĩ khám, bạn hãy cho bé bú làm nhiều lần những lượng sữa nhỏ để duy trì cho bé khỏi thiếu nước.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị hẹp môn vị?

Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bé nôn ói mạnh sau mỗi lần bú.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị hẹp môn vị?

  • Nếu bé bị hẹp môn vị, bác sĩ sẽ giới thiệu bé đến bệnh viện. Một bác sĩ chuyên khoa nhi sẽ khám bụng bé trong khi bú để xem có nắn thấy môn hạ vị nở lớn lên không.
  • Để chữa khỏi bệnh này, người ta sẽ thực hiện một phẫu thuật đơn giản để làm rộng môn vị đã bị dầy cộm.

Giúp trẻ bị hẹp môn vị bằng cách nào?

Bạn hãy ở cạnh bé. Sau phẫu thuật, người ta sẽ khuyên bạn nên cho bé bú tăng dần số lượng sữa. Bốn mươi tám giờ sau phẫu thuật, việc cho bú đã phải trở lại bình thường như cũ.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!