Những điều cần biết khi trẻ bị móng chân thụt

trẻ bị móng chân thụt

Móng chân thụt là hiện tượng móng chân mọc vào trong và đâm vào thịt hai bên ngón chân. Hiện tượng này thường xảy ra ở ngón chân cái gây đau và khó chịu.

Trường hợp một móng chân không mọc từ gốc mọc ra, mà lại móc cong cấn vào hai bên ngón chân, người ta gọi đó là móng chân thụt. Hiện tượng này hay xảy ra nhiều nhất là ở ngón cái và nó làm cho đau và khó chịu. Chứng móng chân thụt có nhiều khả năng xảy ra hơn trong các trường hợp ngón chân to ngang và dầy, móng chân cắt dốc xuống hai bên thay vì thẳng ngang, móng chân nhỏ, hoặc khi mang giầy và vớ chật, ấn móng chân vào da. Nếu không chữa trị, móng chân sẽ xuyên qua da, có thể bị nhiễm trùng, làm cho sưng đau và mưng mủ quanh bờ móng chân.

Bệnh móng chân thụt có nghiêm trọng không?

Móng chân thụt đau nhưng không nghiêm trọng.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị móng chân thụt?

  1. Hãy khám da quanh móng chân xem có bị móng xuyên qua không.
  2. Cắt một hình chữ V nhỏ xíu để giảm sức ép vào hai bên móng chân.
  3. Thoa một loại kem sát trùng vào hai bên móng chân để tránh khỏi bị nhiễm trùng.
  4. Nếu có dấu hiệu ửng đỏ hay mưng mủ, hãy ngăn đừng cho bé bước đi nhiều và hãy cho bé nằm, chân gác lên cao. Đắp một tấm gạc tiệt trùng lên ngón chân.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị móng chân thụt?

Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu móng xuyên qua da, nếu bạn để ý thấy có ửng đỏ hay mưng mủ quanh móng chân con bạn, hoặc nếu cứ bị móng chân thụt lặp đi lặp lại.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị móng chân thụt?

  • Có thể bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh viên để chữa trị nhiễm trùng và một thứ kem sát trùng để bôi lên ngón chân đau. Bác sĩ cũng có thể kê toa một loại nước xức cho săn da để củng cố lớp da quanh móng chân.
  • Nếu chứng bệnh cứ lặp đi lặp lại, bác sĩ có thể giới thiệu bé tới một bác sĩ khoa ngoại chỉnh hình để xem có cần phải cắt bỏ cạnh móng chân đâm vào da không. Đây chỉ là một tiểu phẫu thôi.

Giúp trẻ bị móng chân thụt bằng cách nào?

  • Hãy cắt thẳng ngang móng chân cho bé và đừng cắt sát quá. Cắt móng chân đều đặn, đừng để cho móng mọc dài quá.
  • Cẩn thận đừng để cho bé mang giầy và vớ chật quá và chừa đủ chỗ cho bé cháu ngọ nguậy ngón chân.
  • Nếu móng chân bé bị nhiễm trùng, đừng cố xỏ vớ cho bé. Hãy khoét lỗ một chiếc giầy cũ, cho ngón chân cái khỏi vướng hoặc cho bé đi dép khi căn bệnh nhiễm trùng đang thuyên giảm.

Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!