Chứng mộng du, khi một đứa trẻ đi lang thang quanh nhà trong giấc ngủ là một kiểu “nằm mơ có cử động”. Mộng du có phải bệnh nghiêm trọng không? Phương pháp điều trị mộng du là gì?
Chứng mộng du, khi một đứa trẻ đi lang thang quanh nhà trong giấc ngủ là một kiểu “nằm mơ có cử động”. Một đứa trẻ mộng du không có đi quanh, mắt nhắm, tay dang thẳng trước mắt, như người ta tưởng trong dân gian. Mắt của nó sẽ mở nhưng nó vẫn ngủ; nó sẽ không nhìn thấy bạn và không hiểu bất cứ điều gì bạn nói với nó. Nhiều đứa trẻ trải qua một giai đoạn bị mộng du ngắn, nhưng thời kỳ này qua mau. Chứng mộng du có thể kết hợp với những ác mộng nếu bé bị xúc động quá mạnh vì một việc nào đó. Trong trường hợp bé đã bị nhiều cơn ác mộng và bạn không quan tâm tới, bé có thể đi trong khi ngủ để kiếm bạn tìm sự trấn an.
Chứng mộng du ở trẻ có nghiêm trọng không?
Mộng du không có gì là nghiêm trọng trừ phi bé gặp nguy hiểm trên đường đi, ví dụ như vì cầu thang hay cửa ra vào bằng kính.
Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị mộng du?
Nếu bạn thấy bé đang bị mộng du, đừng cố đánh thức bé dậy. Hãy dẫn bé từ từ và nhẹ nhàng trở về giường.
Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị mộng du?
Không cần phải đi khám bác sĩ trừ khi chứng mộng du quá thường xảy ra và bạn cần được trấn an là không có điều gì sai lạc một cách nghiêm trọng.
Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị mộng du?
Bác sĩ sẽ hỏi han về nhịp độ và tính chất của chứng mộng du của bé và sẽ hỏi bé có nằm mơ thấy ác mộng hay không?
Có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn và bé nên trao đổi với một chuyên viên về bệnh tâm thần để tìm ra nguyên nhân vấn đề, nếu bé bị mộng du thường xuyên.
Giúp trẻ bị mộng du bằng cách nào?
Hãy bảo vệ – ví dụ như bằng cách cho lắp một hàng rào trên đầu cầu thang ban đêm, và cẩn thận đừng để mở một cửa sổ nào.
Cố gắng trấn an bé nếu bạn cho là mình biết nguyên nhân tiềm ẩn của chứng bệnh mộng du.
Xem thêm:
Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.