Những điều cần biết khi trẻ bị mụn cóc

trẻ bị mụn cóc

Mụn cóc là những khối u nhỏ lành tính do siêu vi mụn cóc gây nên. Các mụn cóc xuất hiện do tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.

Mụn cóc là những khối u nhỏ lành tính do siêu vi mụn cóc gây nên. Chúng được tạo thành bởi những tế bào chết thặng dư, trồi lên khỏi mặt phẳng làn da. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hay với số lượng đáng lo ngại trên khắp mọi phần  đoạn cơ thể, kể cả mặt và bộ phận sinh dục. Nếu chúng xảy tới trên gan bàn chân, người ta gọi đó là những hột cơm bàn chân. Cơ thể phải mất chừng hai năm mới tạo dựng được sức đề kháng đối với siêu vi mụn cóc, và sau thời gian này các mụn cóc thường biến mất. Các mụn cóc xuất hiện do tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.

Bệnh mụn cóc ở trẻ có nghiêm trọng không?

Các mụn cóc không nghiêm trọng mà cũng không gây đau đớn gì.

Triệu chứng bệnh mụn cóc ở trẻ có thể gặp:

  • Những u da khô cứng tự phát xuất hiện và phát triển, đơn lẻ hay từng chùm bất cứ chỗ nào trên cơ thể.
  • Có những đốm đen bên trong các khối u (đây là mạch máu chứ không phải đất cát).

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị mụn cóc?

  1. Nếu bé bị mụn cóc, bạn hãy kiểm tra các phần khác của cơ thể xem có thấy mụn cóc nào khác không.
  2. Bạn hãy coi mụn cóc như không có; rồi tự khắc chúng cũng sẽ biến mất.
  3. Nếu bé muốn xóa mụn cóc đi hoặc nếu mụn cóc xuất hiện trên một phần cơ thể, ở đó chúng có thể lây sang người khác, bạn hãy thử dùng những thuốc trị mụn cóc có bán ở cửa hàng thuốc. Những thuốc này tác động bằng cách thoa một dung dịch acid nhẹ lên mụn cóc rồi mỗi ngày cạo chỗ da đó đã bị đốt. Bạn phải cẩn thận theo đúng lời chỉ dẫn của nhà sản xuất và tránh không bôi dung dịch lên chỗ da lành.

Đừng dùng các thuốc trị mụn cóc lên những mụn cóc trên mặt hay bộ phận sinh dục. Bạn có thể làm cho có sẹo.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị mụn cóc?

Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn không chắc những khối u đó có thực là mụn cóc hay không. Mọi khối u trên da bé mà bạn không biết rõ, phải được bác sĩ kiểm tra. Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu các mụn cóc tiếp tục mọc thêm hoặc xuất hiện trên mặt hay cơ quan sinh dục và bạn muốn xóa chúng đi.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị mụn cóc?

Bác sĩ có thể khuyên bạn coi mụn cóc như không có, hoặc giới thiệu bạn tới bác sĩ da liễu. Nếu bé phải đến khoa đặc biệt trị mụn cóc, bạn nên sẵn sàng cho bé đi khám nhiều lần và chấp nhận một số điều khó chịu cho con bạn. Các phương pháp xóa mụn cóc gồm có đốt và lấy đi bằng phẫu thuật.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!