Những điều cần biết khi trẻ bị nấm chân

trẻ bị nấm chân

Nấm chân là một bệnh nhiễm nấm làm tổn thương phần mềm ở giữa và bên dưới các ngón chân. Nấm chân là một chứng bệnh thông thường nên chỉ cần điều trị đơn giản và giữ vệ sinh tốt là chữa khỏi. Tuy nhiên vì bệnh có tính lây lan qua tiếp xúc, bạn phải chữa trị kịp thời.

Nấm chân là một bệnh nhiễm nấm làm tổn thương phần mềm ở giữa và bên dưới các ngón chân. Tới một giai đoạn tiến triển, nó có thể ảnh hưởng tới cả ngón chân nữa. Bệnh có tính lây lan qua tiếp xúc và thường được lâu truyền do đi chân đất ở những khu vực công cộng, ví dụ các phòng tắm vòi sen, các câu lạc bộ thể dục và các hồ bơi, nơi những bàn chân nhiễm nấm từng bước qua. Các bàn chân nhiều mồ hôi khiến cho nhiễm trùng càng nặng thêm, vì loại nấm tinea, là giống gây nên bệnh hắc lào. Bệnh này lây lan trên cơ thể, sinh sôi nẩy nở nơi ẩm ướt.

Bệnh nấm chân có nên nghiêm trọng không?

Nấm chân là một chứng bệnh thông thường nên chỉ cần điều trị đơn giản và giữ vệ sinh tốt là chữa khỏi. Tuy nhiên vì bệnh có tính lây lan qua tiếp xúc, bạn phải chữa trị kịp thời.

Triệu chứng có thể gặp của bệnh nấm chân:

  • Da trắng, rộp ở giữa và bên dưới các ngón chân. Vùng ngứa này khi gãi thì tróc để lại da đỏ tươi bên dưới.
  • Da khô dễ lột.
  • Móng chân dầy, màu vàng.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ mắc bệnh nấm chân?

  1. Nếu bé ngứa bàn chân, bạn hãy kiểm tra vùng giữa và bên dưới các ngón chân để tìm xem có những mảng da trắng rộp và da đỏ hay không.
  2. Hãy kiểm tra dưới gan bàn chân xem có những mảng da rộp và nứt nẻ không.
  3. Hãy kiểm tra tình trạng móng chân.
  4. Bạn hãy mua ở cửa hàng thuốc một thứ bột và kem chống nấm chân, sau khi rửa và lau khô chân, áp dụng cách chữa trị theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất.
  5. Bạn hãy dặn dò bé không được đi chân đất, cho đến khi khỏi bệnh.
  6. Bạn hãy để riêng khăn tắm và tấm thảm chùi chân ở nhà tắm của con bạn, cách ly với người khác trong gia đình, giặt những thứ này mỗi ngày.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ mắc bệnh nấm chân?

Bạn hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu phần dưới gan bàn chân đã bị nhiễm, móng chân đã méo mó hay bị ngả vàng và các biện pháp tự điều trị không làm bệnh thuyên giảm trong vòng hai hay ba tuần.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ mắc bệnh nấm chân?

  • Trong trường hợp nấm đã nhiễm móng chân, bác sĩ kê toa một loại thuốc chống nấm, có thể phải uống kéo dài tới 9 tháng.
  • Nếu bạn đã đi khám bác sĩ vì các biện pháp tự chữa đã thất bại, bác sĩ sẽ kê toa một loại bột hay kem chống nấm khác và sẽ có lời khuyên về thể thức giữ vệ sinh chân tốt.

Giúp trẻ mắc bệnh nấm chân bằng cách nào?

  • Bạn hãy cẩn thận thay vớ sạch cho bé mỗi ngày, tốt hơn hết là nên dùng vớ dệt bằng sợi thiên nhiên như bông hay len.
  • Bạn hãy luân phiên thay giày cho con bạn, đặc biệt là giày để chạy, sao cho giày có dịp được hong khô giữa những lần sử dụng.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!