Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, dù là rắn độc hay không độc, sẽ là cực kì đáng sợ đối với con bạn. Cha me cần làm gì khi bé bị rắn cắn để hạn chế tối đa nguy hiểm cho bé?
Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, dù là rắn độc hay không độc, sẽ là cực kì đáng sợ đối với con bạn. Điều quan trọng là phải xác định được chính xác vết cắn của con rắn ở nơi nào để có thể chích đúng loại thuốc kháng nọc.
Trẻ bị rắn cắn có nghiêm trọng không?
Một ca rắn cắn bao giờ cũng phải được chữa trị như một ca nghiêm trọng. Chữa trị mau chóng là điều cần thiết trong trường hợp vết cắn là do một con rắn độc. Tuy nhiên những trường hợp tử vong do rắn cắn hiếm gặp, ngay cả ở những nước có nhiều rắn độc.
Triệu chứng có thể gặp khi trẻ bị rắn cắn:
- Sưng và đau ở chỗ bị rắn cắn.
- Có một hay hai dấu chấm.
- Đau hay tê lan ra khắp chi (chân hay tay).
Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị rắn cắn?
- Hãy rửa sạch da xung quanh dấu cắn và đặt lên đó một miếng gạc. Làm như vậy sẽ giúp nhận diện vết thương khi đưa đi bệnh viện.
- Hãy đưa bé tới phòng cấp cứu nào gần nhất. Nếu được, trên đường đi, hãy cho bé nằm duỗi thẳng chân. Đừng giơ chỗ bị cắn lên cao hơn so với tim: Như vậy chỉ làm nọc lan tỏa.
- Giữ cho bé nằm yên không động đậy, và đủ ấm cho bé nếu bé có vẻ bị lạnh và tái mét.
- Đừng xoắn ga-rô hay mút ra nọc độc trong trường hợp bị rắn cắn. Hiện nay người ta cho là không nên làm như vậy.
Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị rắn cắn?
Hãy đưa bé tới phòng cấp cứu nào gần nhất hoặc kêu xe cứu thương nếu bé đã bị rắn cắn.
Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị rắn cắn?
- Người ta sẽ chích cho bé một mũi thuốc kháng nọc độc trong trường hợp xác nhận hoặc nghĩ là con rắn ấy có độc.
- Bao giờ cũng có nguy cơ bị uốn ván cùng với nốt rắn cắn và người ta sẽ chích cho bé một mũi thuốc chủng ngừa uốn ván.
Giúp trẻ bị rắn cắn bằng cách nào?
Hãy cho bé uống paracetamol nước để giảm đau.
Trong trường hợp bạn đang ở vùng có nhiều rắn độc, hãy thăm dò ý kiến xem bạn có nên trữ sẵn trong nhà một bộ trang bị để cấp cứu chống nọc rắn không.
Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.