Những điều cần biết khi trẻ bị thủy đậu

trẻ bị thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm thông thường của trẻ con. Thủy đậu không nghiêm trọng. Tuy nhiên trong những trường hợp hiếm gặp, siêu vi thủy đậu có thể sinh ra viêm não hoặc biến chứng thành một bệnh mà người ta gọi là Hội chứng Reye.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm thông thường của trẻ con. Thủy đậu có một thời gian ủ bệnh từ 17 đến 21 ngày và chỉ gây nên những triệu chứng nhẹ. Một số trẻ mắc bệnh này có thể cảm thấy nhức đầu và sốt, mặc dù đa số không có biểu hiện bệnh lý nào cả, ngoại trừ các nốt thủy đậu đặc trưng làm ngứa ngáy. Các nốt này mọc lên phần lớn ở các vùng da trên người và có thể xuất hiện cả trong miệng, ở hậu môn, âm đạo hoặc hai tai. Chúng xuất hiện thành từng đợt, từ ba đến bốn ngày một lần và mau chóng trở thành những bọng nước nhỏ xíu, để lưu lại một cái vảy. Bé có thể lây bệnh sang người khác, cho đến khi nào các vảy đó tróc đi hết. Các nốt thủy đậu có thể để lại những vết sẹo nông khi hết bệnh, nếu bé gãi mạnh quá.

Bệnh thủy đậu ở trẻ có nghiêm trọng không?

Thủy đậu không nghiêm trọng. Tuy nhiên trong những trường hợp hiếm gặp, siêu vi thủy đậu có thể sinh ra viêm não hoặc biến chứng thành một bệnh mà người ta gọi là Hội chứng Reye.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu có thể gặp ở trẻ em

  • Những bọng nước nhỏ xuất hiện thành từng đợt, ba, bốn ngày một lần, thường khởi đầu trên thân, rồi lan ra mặt, tay, chân và đôi khi đóng vảy.
  • Ngứa nhiều.
  • Nhức đầu và sốt.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ mắc bệnh thủy đậu?

  1. Bạn hãy dập tắt cơn ngứa bằng cách thoa nước xức calamine lên những nốt ban hoặc cho bé ngâm mình trong nước ấm trong đó bạn đã hòa tan được một ít bicarbonnat natri.
  2. Nếu có thể được, bạn hãy cách ly bé với các đứa trẻ khác. Đừng cho cháu tới trường hay nhà trẻ cho tới khi tất cả các nốt vảy đã tróc hết.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ mắc bệnh thủy đậu?

Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định là bé có mắc bệnh thủy đậu hay không. Nếu có bất cứ nốt nào sưng đỏ lên, chứng tỏ bị nhiễm trùng, hoặc nếu bé không thể nào ngưng gãi các nốt này. Hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu bé sốt hoặc kêu đau cổ trong khi các nốt thủy đậu đã đóng vảy rồi và đáng lẽ cháu phải cảm thấy khỏe hơn.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ mắc bệnh thủy đậu?

  • Bác sĩ sẽ kê toa một loại kem chống nhiễm trùng, nếu có bất cứ nốt nào bị nhiễm trùng.
  • Trong trường hợp những cơn ngứa khiến cho bé không ngủ được vào ban đêm, bác sĩ có thể kê toa một thứ thuốc an thần.

Giúp trẻ mắc bệnh thủy đậu bằng cách nào?

  • Nếu bé còn quấn tã, bạn hãy thay tã thường xuyên và khi nào có thể được, bạn hãy cứ để cháu ở truồng, để cho các nốt ban dễ đóng vẩy.
  • Bạn hãy cắt sát móng tay cho cháu và ngăn cháu đừng gãi.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!