Sự mọc răng là danh từ dùng để mô tả tiến trình nhú lên những răng đầu tiên của một em bé. Cha mẹ có thể biết được bé mọc răng qua rất nhiêu triệu chứng. Điều quan trọng là phải phân biệt được các triệu chứng mọc răng với các bệnh viêm phế quản, bị hăm tã, nôn mửa, tiêu chảy hay biếng ăn.
Sự mọc răng là danh từ dùng để mô tả tiến trình nhú lên những răng đầu tiên của một em bé. Mọc răng bắt đầu vào khoảng sáu hay bảy tháng tuổi, với đa số các răng sữa mọc lên trước khi em bé được 18 tháng. Em bé của bạn sẽ tiết ra nhiều dãi hơn bình thường và dãi sẽ nhểu xuống. Bé sẽ cố nhét ngón tay vào miệng và nhai lên ngón tay hay bất cứ đồ vật gì khác mà bé có thể vớ được. Bé có thể đeo theo bạn và cáu gắt, khó ngủ và có thể khóc nhè. Đa số những triệu chứng này xảy tới ngay trước khi răng nhú lên. Điều quan trọng là phải phân biệt được các triệu chứng mọc răng với các bệnh viêm phế quản, bị hăm tã, nôn mửa, tiêu chảy hay biếng ăn.
Trẻ mọc răng có nghiêm trọng không?
Mọc răng và các triệu chứng kèm theo không bao giờ là nghiêm trọng.
Triệu chứng mọc răng ở trẻ:
- Tăng tiết nước dãi và nhiều nước dãi.
- Muốn cắn lên bất cứ vật gì cứng.
- Hay gắt và đeo theo bạn hơn.
- Khó ngủ.
- Vùng sưng đỏ ở nơi răng đang nhú lên.
Thứ tự răng mọc
- Răng cửa thứ nhất.
- Răng cửa thứ nhất.
- Răng cửa thứ nhì.
- Răng cửa thứ nhì.
- Răng cối thứ nhất.
- Răng cối thứ nhất.
- Răng nanh.
- Răng nanh.
- Răng cối thứ nhì.
- Răng cối thứ nhì.
Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ mọc răng?
Nếu bạn không tìm được lý do tại sao bé bẳn gắt và cháu không có triệu chứng bệnh nào khác, hãy sờ nắn nướu răng cháu. Nếu có cái răng nhú lên, bạn sẽ sờ thấy một khối cứng hay sắc và vùng nướu sẽ sưng và đỏ lên.
Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ mọc răng?
Bạn không cần phải đi khám bác sĩ trừ phi bé có những triệu chứng khác không thể gán cho mọc răng được, hoặc nếu bạn lo lắng quá.
Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ mọc răng?
- Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên và cách khắc phục những triệu chứng mọc răng và có thể bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc chống đau nhẹ để dùng làm giảm đau trong một thời gian ngắn.
- Hãy năng chăm sóc con bạn. Một em bé mọc răng cần được bạn dỗ dành và gần gũi với bạn. Bạn chớ nên nghĩ là hiện tượng răng mọc có nghĩa là cần thúc đẩy tiến trình cai sữa. Những em bé có răng vẫn có thể bú mẹ mà không gây khó chịu gì cho người mẹ.
- Hãy làm cho bé xao nhãng với một chiếc vòng để ngậm khi mọc răng (đừng có bao giờ làm đông lạnh chiếc vòng nếu không em bé của bạn có thể bị lạnh cóng) hoặc một miếng cà rốt hay táo – một thứ gì ở thể rắn. Bạn hãy ở lại với em bé cho bé đừng bị sặc vì thức ăn đó.
- Cố gắng đừng dùng tới thuốc giảm đau như paracetamol nước.
- Trong quá trình mọc răng, những liều thuốc chống đau như vậy có thể trở nên quá lớn. Chỉ nên dùng thuốc giảm đau khi bác sĩ khuyên dùng thôi.
- Bạn hãy dùng ngón tay xát nướu sưng. Cố tránh dùng các loại thạch dùng khi mọc răng là những thứ hàm chứa thuốc tê, vì chúng chỉ có tác dụng nhất thời và có thể gây dị ứng.
- Nếu bé không chịu ăn, hãy khuyến khích bé ăn bằng cách cho bé dùng những thức ăn lạnh, mịn như sữa chua, kem hay mứt chẳng hạn.
Xem thêm:
Nội dung bài viết do Bác sĩ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sĩ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.