“Quan điểm về nhân tài” là sự phát triển toàn diện, phát triển đầy đủ và phát triển có cá tính

Thế giới rộng lớn này là tập hợp của vô vàn những biểu hiện phức tạp, vậy tại sao lại yêu cầu mỗi nhân tài phải có cùng một tố chất như nhau theo kiểu cả ngàn người đều chung một khuôn mặt? Do đó, “quan điểm về nhân tài” của chúng ta không phải là “phát triển đồng đều” mà là sự phát triển toàn diện, phát triển đầy đủ và phát triển có cá tính. Tôi luôn phản đối từ duy giáo dục yêu cầu trẻ “môn nào cũng được 100 điểm” hoặc “môn nào cũng được 90 điểm trở lên”. Nếu nền giáo dục nhìn nhận sự phát triển của trẻ nhỏ theo quan điểm toàn diện, đầy đủ và có cá tính thì nhân loại sẽ có thêm nhiều thiên tài như Newton, Darwin, Edison…

Lúc còn nhỏ, Darwin chẳng phải thường xuyên bị hiệu trưởng trách mắng đó sao? Khi đi học, chẳng phải Edison cũng đã từng bị thầy giáo đuổi ra khỏi trường hay sao? Chẳng phải có người đã nói rằng Einstein khi nhỏ cũng “dốt”, cũng “học hành không ra gì” hay sao? Những trí tuệ hơn người của họ đang ẩn nấp đâu đó trong sự tinh nghịch, trong một khiếm khuyết hay trong một điểm nào đó không toàn mỹ. Điều chúng tôi muốn nói với tất cả mọi người là không thể yêu cầu những đứa trẻ có tố chất cao phải giỏi đều và giỏi toàn diện, bởi lẽ những con người “toàn mỹ” chưa hẳn đã là người xuất sắc về mọi mặt. Cần xem xét tới khả năng phát triển đầy đủ niềm đam mê, sở trường cũng như khuynh hướng phát triển của trẻ để lựa chọn phương pháp và để ra những yêu cầu phù hợp.

Bây giời chúng ta hay trở lại với bé Tiểu Kiệt và nghe cháu nói về con đường bước tới cổng trường đại học nổi tiếng, mới để bàn hay đọc bài viết “Con đường tôi đi” do cháu viết trong thời gian gầy đây. Qua bài viết, chúng ta có thể cảm nhận được những suy nghĩ của cháu. Đương nhiên, chúng ta không thể biết về sau cháu sẽ như thế nào, liệu cháu cụ thể có được thành tựu khoa học nào không? Song hiện nay cháu đã có bước phát triển vượt bậc so với để bạn cùng trang lứa. Đây là sự thực không thể chối cãi.

Khi tôi biên tập lại cuốn sách này, Tiểu Kiệt đã trở thành chàng thanh niên Tiểu Kiệt. Tình hình phát triển của cháu ra sao? Năm 12 tuổi, thi đỗ vào trường đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung, 15 tuổi được trường đại học Thanh Hoa nhận vào bậc học thạc sỹ trước một năm. Năm nay, tuy đại học Havard của Mỹ đã gửi thư mời cháu làm nghiên cứu sinh tiến sỹ nhưng có lẽ cháu sẽ chọn trường đại học Stanford. Vì Thu Lợi – một nhà bác học người Mỹ gốc Hoa đã giành giải Nobel vật lý đồng thời cũng là một giáo sư của trường đại học Stanford – đã đồng ý làm thầy giáo hướng dẫn của cháu, điều này hết sức quan trọng đối với Tiểu Kiệt! Cậu thanh niên 18 tuổi chắc chắn sẽ dũng cảm vươn lên đỉnh cao của khoa học!

Chú chim ưng nhỏ sắp bay vượt qua đại dương, chúc cho cháu sớm cập bến bờ, thành công và rồi cháu sẽ viết thêm một chương mới trong giáo dục tố chất cho trẻ nhỏ ngay từ giai đoạn đầu!

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!