Ví dụ, bố mẹ có thể đặt 5 que diêm ở trên bàn rồi dạy trẻ đếm tổng cộng có 5 que diêm, sau đó gạt một que diêm sang một bên, yêu cầu trẻ đếm mỗi bên có bao nhiêu que diêm, tổng cộng hai bên có bao nhiêu que diêm; tiếp theo lại gạt thêm một que nữa sang một bên lặp lại yêu cầu trẻ đếm số diêm ở mỗi bên và tổng số diêm ở cả hai bên là bao nhiêu que… Cứ như vậy để trẻ vừa chơi vừa học vừa tính toán, trẻ sẽ có thể học được các phép cộng trừ trong phạm vi 5 và sẽ hiểu được: 5 – 1 = 4, 4 + 1 = 5; 5 – 2 = 3, 3+ 2 = 5; 5 – 3 = 2; 2 + 3 = 5; 5 – 4 = 1, 1 + 4 = 5.
Sau khi trẻ đã nắm vững cách phân chia, tổ hợp số cùng các phép tính cộng trừ trong phạm vi 5, có thể áp dụng phương pháp tương tự để dạy các con số trong phạm vi 10. Có thể sử dụng máy đếm, máy tính hay các đồ vật khác để dạy trẻ. Khi bắt đầu dạy trẻ học tính toán cần phải sử dụng các đồ vật thật, có thể sử dụng những bức tranh có cùng màu sắc rồi đặt các chữ số ở bên cạnh để thực hiện phép tính, như vậy trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu hơn.
Vừa kể chuyện vừa dạy trẻ học làm phép tính. Ví dụ, mẹ kể cho trẻ nghe: “Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi bố mua cho… (tên của trẻ) một quả khí cầu, mẹ lại mua thêm cho… (tên của trẻ) một quả khí cầu nữa, con thử nói xem con có mấy quả khí cầu nào?”, vừa nói vừa viết công thức tính của hai quả khí cầu: 1+ 1= 2, rồi yêu cầu trẻ viết lại 1 + 1 = 2.
Sau đó, có thể tiếp tục mở rộng câu chuyện:… (tên của trẻ) tên công viên chơi, vui quá… (tên của trẻ) thả hai quả khí cầu bay lên trời cao, khiến các bạn nhỏ xung quanh cười vang, hỏi trên tay của… (tên của trẻ) còn lại mấy quả khí cầu?”, vừa nói vừa về hình ảnh hai quả khí cầu đang bay, hai mẹ con cùng thảo luận và viết ra công thức: 2 – 2 = 0.