Sự phối hợp chặt chẽ của gia đình và nhà trường

Tại sao Tiểu Kiệt lại có thể đạt được kỳ tích đó? Gần đây, chúng tôi lại một lần nữa tìm hiểu về quá trình phát triển của cháu Lưu Tuấn Kiệt trong qua bà Từ Minh – mẹ đẻ cháu. Bà Từ Minh là giáo viên dạy toán cấp ba. Khi cháu theo học bậc tiểu học và phổ thông, gia đình đã tạo cho cháu những không gian rộng mở để kích thích cháu phát triển, cùng với đó là sự phối hợp chặt chẽ của gia đình và nhà trường, Họ đã giáo dục cháu trên những phương diện sau:

  1. Bồi dưỡng lý tưởng lớn lao, khích lệ chí tiến thủ, tính hiếu thắng, lòng tự tin của cháu, do đó Tiểu Kiệt luôn lạc quan vui vẻ, quyết tâm lớn lên phải nghiên cứu những môn khoa học hàng đầu. Khi ghi nguyện vọng thi đại học, cô giáo nói nếu theo học những môn khoa học cao và đầu ngành thì sau này sẽ trở thành nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng, nhưng đó là con đường phát triển rất nhỏ hẹp và khó lòng gặt hái thành công. Cô giáo khuyên cháu nên học những môn học có tính ứng dụng cao như máy tính, tự động hóa, Tiểu Kiệt lại cho rằng cháu phải vươn tới những lĩnh vực cao. Cháu không sợ khó, cháu sẽ chọn những môn khoa học có liên quan đến vật lý. Bao năm qua cháu luôn mang một tinh thần “điếc không sợ súng”. Như vậy, để rèn luyện tinh thần phấn đấu của cháu, năm cháu lên 10 tuổi, bố mẹ từng cho cháu tham dự kỳ thi đại học để cháu có thể trải qua sóng gió, nhìn rõ thế giới.
  2. Sắp xếp cuộc sống có quy luật cho cháu, bảo đảm cháu được chơi, được rèn luyện, ngoài lúc lên lớp còn có thời gian tự học, lao động, chơi cờ, để cháu luôn cảm thấy vui vẻ trong cuộc sống cũng như học tập. Nguyên tắc giáo dục cháu là gợi mở tiến lên chứ không gây áp lực về tinh thần.
  3. Phát huy hết khả năng tự học. Thói quen tự học của Tiểu Kiệt được phát triển sau thời kỳ nhận biết mặt chữ và đọc hiểu, hơn năm tuổi, Tiểu Kiệt không chỉ thích xem truyện tranh, sách sử địa, những ấn phẩm phổ biến khoa học thưởng thức như “Một vạn câu hỏi vì sao”, mà cháu còn tự bồi dưỡng cho mình thông qua đọc sách, tự làm bài tập, nghe đài tự học tiếng Anh. Trên cơ sở hiểu và hứng thú, khuyến khích cháu tiếp tục học, tích lũy dần. Như vậy, cháu đã hình thành nên thói quen tốt là tự học và suy nghĩ hàng ngày. Cháu đã nghĩ đến hàng nghìn, hàng vạn câu hỏi, làm hàng nghìn, hàng vạn bài tập, nhờ đó tích lũy được kiến thức rất rộng.
  4. Mẹ cháu chú ý bồi dưỡng khả năng tư duy và tính nhẩm của cháu, yêu cầu cháu không được cầm bút làm tính ngay mà phải suy nghĩ tìm tòi theo nhiều cách để tìm lời giải cho một bài tập. Tiểu Kiệt cho biết: “Cháu thích có những ý kiến mới lạ, thích suy nghĩ và giải quyết các vấn đề trong đầu”.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!