Tại sao tôi lại coi trọng giáo dục trí tuệ và năng lực cho trẻ?

Tôi dạy toán và làm công tác chủ nhiệm tại một trường trung cấp từ năm 1958 đến năm 1983. Tôi đã từng dạy lớp “điểm”. Sau Cách mạng Văn hóa, tôi đã dạy rất nhiều lớp “kém”, có lớp lém đến mức mấy chục học sinh không có môn nào qua đạt điểm qua, thậm chí có học sinh còn phải bổ túc kiến thức về phép tính trừ. Giáo viên dạy theo phương pháp thông thường, học sinh không hiểu, trình tự bài giảng trên lớp tự nhiên bị đảo lộn. Tình trạng trên kéo dài, một số học sinh không còn tâm trí để tiếp tục học, vì vậy đã xuất hiện những hành vi không nên có. Chẳng lẽ những đứa trẻ này chấp nhận tụt hậu, không hề nghĩ đến tương lai của mình? Vấn đề này đã trở thành một dấu hỏi lớn trước khi tôi có dịp tiếp xúc với các cháu. Sau một thời gian lên lớp và nói chuyện với các cháu, tôi phát hiện các cháu rất đau khổ. Ở trường luôn bị thầy cô phê bình trách mắng, về nhà lại bị bố mẹ đánh mắng, do đó các cháu sống trong môi trường không có niềm vui.

Các cháu luôn mình rất dốt, học không vào cam chịu thụt lùi so với các bạn. Tôi đã không nghĩ không lẽ những đứa trẻ này thật sự dốt đến vậy? Chẳng lẽ cứ để mặc các cháu trở thành kẻ vô dụng dưới đáy xã hội? Là một người làm công tác giáo dục, tôi phải có trách nhiệm dạy các cháu nên người. Từ đó, tôi bắt đầu sử dụng phương pháp gợi ý. Trên lớp, tôi hỏi, các cháu trả lời. Cách làm này giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách tự nhiên, vui vẻ. Khi các cháu cảm thấy mình đã tiến bộ, đặc biệt kết quả thi không còn là điểm kém, tôi đã thấy những khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc, lúc đó bản thân tôi cùng mừng đến rơi nước mắt.

Sau một một thời gian thực hiện công tác đó, tôi đã rút ra kết luận sau: Những đứa trẻ có thể đến trường không bao giờ là học sinh dốt, chúng được tiếp nhận những kích thích phát triển trí tuệ và năng lực cơ bản nhất từ bố mẹ, gia đình và xã hội, khả năng sáng tạo của chúng rất lớn. Một đứa trẻ bình thường cho dù một thời gian học tập kém cỏi nhưng nếu biết áp dụng phương pháp dạy hợp lý sẽ trở thành một người thông minh. Dựa vào tình hình trên, tôi lại có thêm một kết luận nữa: Ngay từ nhỏ (thời kì sơ sinh và trẻ nhỏ) phải tạo cho trẻ việc có được một nền tảng vững chắc, nền tảng này không phải là nhận biết được bao nhiêu phép tính, mà là nâng cao khả năng tiếp thu của trẻ, hình thành thói quen học tập, nếu không, vào học tiểu học, trung học chúng sẽ gặp nhiều khó khăn. Do công việc sau này của tô có sự thay đổi, cộng thêm các con tôi cũng đã lớn, nhưng những suy nghĩ đó vẫn luôn in đậm trong tâm trí tôi. Mãi tới năm 1987, khi cháu đích tôn Trương Thụy Đông của tôi chào đời, tôi đã nghĩ đến việc phải áp dụng những suy nghĩ đó trong quá trình dạy cháu, với mong muốn cháu trở thành một đứa trẻ thông minh, đáng yêu ngay từ khi còn nhỏ.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!