Thường xuyên tạo ra các trò chơi cùng các câu chuyện hấp dẫn với những loại động vật, những trận chiến đấu để làm thành những đề bài có tính ứng dụng cao như vậy trẻ ba, bốn tuổi cũng có thể tự mình ra đề bài để tính.
Về sau, không chỉ nên thêm vào những đề bài có tính ứng dụng những con số lớn hơn, mà còn có thể lồng ghép thêm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia cùng việc vận dụng bốn quy tắc tính hỗn hợp. Thậm chí có thể dạy trẻ nhận biết thêm về phân số, số lẻ, số âm, các dấu ngoặc lớn, dấu ngoặc nhỏ, dấu ngoặc vừa, học đại số… hoàn toàn không cần thiết phải hạn chế sự phát triển của trẻ nhỏ. Sau khi cũng có các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10 cho trẻ mới có thể tiếp tục dạy trẻ các phép tính cộng trừ số có hai chữ số, chú ý thêm bớt các số một cách sinh động và hấp dẫn.
Yêu cầu trẻ nói một câu hoàn chỉnh và từng bước vận dụng ngôn ngữ số học ví dụ, có thể nhìn tranh và nói: “Ở đây có 6 quả táo và 3 quả lê, một quả táo ứng với một quả lê. Kết quả là, số quả táo nhiều hơn số quả lê 3 quả, số quả lê ít hơn số quả táo 3 quả”.
Ví dụ, khi làm các phép tính cộng trừ, muốn 3 + 7 =? có thể nói: “Vì 3 với 7 hợp lại thành 10 nên 3 + 7 = 10”, muốn 9 – 6 =? có thể nói: “Vì 6 với 3 hợp lại thành 9 nên 9 – 6 = 3”. Nếu khả năng tư duy và ngôn ngữ của con bạn phát triển tương đối tốt bạn có thể dạy chúng nói: “Vì 6 cộng 3 bằng 9 nên 9 – 3 = 6”.
Hoặc cũng có thể dạy trẻ hiểu được đề bài và nói: “Con trai năm này 5 tuổi, tuổi của bố gấp 6 lần tuổi con, hỏi bố năm này bao nhiêu tuổi?”