Thai giáo vừa là một môn khoa học lâu đời và cũng là môn khoa học non trẻ nhất. Nói và miêu tả về thai giáo đã có đến hàng ngàn năm lịch sử, song những nghiên cứu lý luận và thực tiễn khoa học của nó mới chỉ đang ở giai đoạn chập chững. Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn hiện nay đều chưa đủ độ hoàn thiện và thành thục, vì thế nó chỉ có tác dụng gợi mở đểu mọi người tiếp tục đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu nhiều hơn nữa. Mong rằng, các bậc cha mẹ nếu cảm thấy có hứng thú với thai giáo, chỉ cần không có các hoạt động thai giáo mang lại tác dụng phụ cho thai nhi (cần chú ý không nên tùy ý lựa chọn các máy trợ giúp cho quá trình thai giáo, các cuốn băng thai giáo cũng như không nên dùng tay ấn quá mạnh vào thai nhi), tất cả các phương pháp khác đều có thể áp dụng một cách hợp lý, thử nghiệm một cách chuyên cần và cẩn thận. Tôi tin rằng, gia tăng dân số và nâng cao tố chất dân số ngày một sâu rộng hơn, quá trình thai giáo và giáo dục ngay từ giai đoạn đầu sẽ được mọi người coi trọng hơn nữa, hấp dẫn nhiều người làm công tác giáo dục đi sâu nghiên cứu và thực nghiệm, được xã hội công nhận và được đông đảo mọi người ủng hộ.
Tôi còn nghĩ, nếu có ai đó đi tìm lời giải đáp cho những điều bí ẩn trong “Phương pháp thai giáo Sisedike” một cách triệt để trên cơ sở sự tiến bộ của sinh lý học, tâm lý học, não khoa và y học thì người ấy đã có cống hiến vĩ đại cho sự phát triển của nhân loại. Cho dù là chỉ khám phá một phần quan trọng trong “Phương pháp thai giáo Sisedike” đi nữa cũng đáng để được trao giải thưởng Nobel cao quý rồi.
“Con đường ở nơi đâu? ở npwi mà con người dẫm chân lên và đi qua, con đường được mở ra từ chính những bui tầm gai!”
Lỗ Tấn
“Nếu mỗi một thai nhi trên thế giới này đều được hấp thụ dinh dưỡng tốt trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thì bình quân mỗi phút cơ thể nó sẽ có thể tăng thêm 250.000 tế bào”
Richard Leisitake