Thế nào là giáo dục sớm cho trẻ?

Giáo dục sớm cho bé

Giáo dục sớm như thế nào?

Đối với một bà già về hưu như tôi, quả là một vấn đề quá lạ lẫm. Năm người thuộc ba thế hệ nhà tôi, ai cũng văn hóa thấp. Cuộc đại nạn chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc đã xóa sạch chút kiến thức thuở nhỏ của con trai tôi. Ngày ấy, tôi cũng không quan tâm nhiều đến việc giáo dục con mà để con mình tự phát triển nên đầu óc nó mới tăm tối thế này. Tận trong đáy lòng, tôi cảm  thấy rất có lỗi với con trai. Làm mẹ ai chẳng thương yêu con mình? Tôi đã bỏ lỡ một cơ hội, không thể tiếp tục để một cơ hội nữa trôi qua. Tôi phải cho cháu tôi một môi trường giáo dục tốt nhất. Tôi đã có lỗi với con trai, không thể tiếp tục có lỗi với cháu nội, tôi phải dành tất cả tình yêu thương cho cháu.

Khi được hai tháng tuổi, Á Hâm ra viện. Tôi bế cháu nội thiểu năng trí tuệ về nhà với một tâm trạng lo lắng. Tôi không biết mình ôm về nhà một gánh nặng hay một nguồn hi vọng. Với tâm trạng như người đi thám hiểm ở Nam Cực, tôi muốn biết bệnh tật đã lấy mất của cháu bao nhiêu trí tuệ, và để lại bao nhiêu di chứng? Tôi giờ tay dạy chúa “nắm lấy”, thè lưỡi dạy cháu “the lưỡi”, tôi thật sự vui mừng khi thấy Á Hâm cũng có thể bắt chước, tuy sự bắt chước của cháu còn vụng về và ngây ngô nhưng lại hết sức đáng yêu.

Tôi và cả nhà mừng vui khôn xiết. Dường như cháu nội tôi cũng không đến nỗi đần độn. Từ đó, tôi càng quyết tâm dạy cháu, cho dù cháu không hiểu, cho dù là “đàn gảy tai trâu”, tôi cũng vẫn vui vẻ. Hàng ngày, tôi mở những bài hát thiếu nhi cho cháu nghe, thấy gì nói nấy, cho cháy xem sách tranh thiếu nhi. Tôi phát hiện Á Hâm đang nghe tôi nói, đang nhìn đồ vật tôi chỉ. Đó chính là sự báo đáp của Á Hâm đối với những gì bà nội đã cố gắng, cảm giác hạnh phúc dâng trào trong tôi.

Quá trình giáo dục sớm bắt đầu

Một ngày làm việc bận rộn luôn bắt đầu bằng tiếng chuông đồng hồ báo thức. Chồng, con trai và con dâu tôi lần lượt đi làm. Trong ngôi nhà trống trải chỉ còn lại hai bà cháu chúng tôi, một già một trẻ. Tôi nói chuyện với đứa cháu nội mới chỉ hai, ba tháng tuổi bằng tất cả tình yêu: Đây là bàn, kia là ghế, đây là bát, kia là đũa, đây là ti vi, kia là tủ lạnh, đây là máy giặt, kia là đài. Hàng xóm thấy vậy hỏi: “Bà làm gì mà cứ lầm rầm một mình vậy?” Tôi trả lời: “Tôi đang giảng bài cho cháu nội.” Mọi người rất ngạc nhiên vì những gì tôi đang làm. Họ không phải là tôi thì làm sai hiểu được niềm vui dạy cháu của tôi kia chứ.

Ngày qua ngày, tháng lại tháng, cháu nội tôi đã được bảy tháng tuổi. Mỗi ngày qua đi đã tiêu hao của tôi không biết bao nhiêu công sức, nhưng tôi vẫn cảm thấy rất hạnh phúc. Trước đây, mỗi khi đi làm về, ông nội cháu lại bế cháu lên, nói với cháu về những bức tranh sơn thủy trên cuốn lịch. Lâu dần, Á Hâm cũng bị ảnh hưởng, cháu đã có hứng thú lạ kỳ đối với những bức tranh sơn thủy. Nếu một ngày không nói cho cháu về tranh, cháu sẽ khóc, dường như tâm hồn bé bỏng của cháu cũng hiểu, mất đi một cơ hội học hỏi là sự tổn thất không thể bù đắp lại. Mỗi lần cháu khóc đòi xem đòi nghe cũng là lúc tôi vui. Cháu nội tôi có lẽ đã lờ mờ hiểu được giá trị của thời gian, có lẽ cháu đã lĩnh hội chút ít về bản chất của nghệ thuật hội họa, biết đâu cháu sẽ trở thành một họa sỹ lớn của Trung Quốc thế kỷ XXI. Khi khách đến chơi nhà, lúc ở phòng khách, tôi dạy cháu đâu là khách; lúc ăn cơm, Á Hâm mới chín tháng tuổi đã có thể chỉ tay vào dùng ánh mắt thể hiện đâu là khách. Tôi ngày càng tin tưởng vào phương pháp giáo dục mà mình đang áp dụng với cháu.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!