Sự phát triển đầy đủ của con người ở đây chỉ việc kích kích quá trình sinh trưởng phát triển lành mạnh nhất về cơ thể, não bộ, sinh lý và tâm lý của các em, khai thác triệt để tiềm năng của con người, từ đó các em có được sự phát triển về trí tuệ và phẩm chất, cá tính ưu tú hơn so với những đứa trẻ có quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường khác. Chúng tôi phản đối việc dùng những quan niệm lỗi thời cùng mô hình lớn học xưa cũ để hạn chế sự phát triển đầy đủ của trẻ, đồng thời cũng phản đối việc bắt các em phải giành được điểm cao trong tất cả các môn học cùng tư tưởng sai lầm dùng điểm số để đánh giá sự phát triển của trẻ em.
Sự phát triển đầy đủ của con người tất nhiên phải đi cùng sự phát triển về cá tính và sở trường. Bởi lẽ, không một “thiên tài” nào trên thế giới này có thể biểu hiện sự xuất sắc trong mọi lĩnh vực, ngay cả những nhân vật vĩ đại cũng vậy. Đòi hỏi một con người phải giỏi tất cả các lĩnh vực là phủ định cá tính, đi ngược lại quy luật, giết chết khả năng vượt trội của một con người vỗn dĩ tràn đầy hi vọng ở một lĩnh vực nào đó. Chúng ta không thể bắt Eistein đá bóng giỏi như Pele hay nghiên cứu văn giáp cốt thành công hơn Quách Mạt Nhược…
Con người ai cũng có nét cá tính riêng. Tố chất di truyền khác nhau, môi trường sống khác nhau, sự tiếp thu ảnh hưởng của giáo dục không đồng nhất…đã làm nên cá tính và sở trường đặc sắc của mỗi người. Bồi dưỡng một con người cần phải phát huy mặt mạnh, bổ sung điểm yếu, lấy cái giỏi để bù đắp thiếu sót. Nếu yêu cầu tất cả mọi người đều như nhau thì chúng ta không thể tìm ra một nhân tài ưu tú.
Vì thế, phương châm và sách lược giáo dục cần phải coi trọng việc bồi dưỡng sở trường. Còn việc bù đắp thiếu sót, chủ yếu là bù đắp thiếu sót trong phẩm chất nhân tài và phẩm chất tâm lý, “trát” lại những “lỗ hổng” của kết cấu trí tuệ.