Tích lũy hiểu biết trong biển tri thức

Năm Tiểu Kiệt lên hai tuổi, bố mẹ thường xuyên mua truyện tranh để Tiểu Kiệt bắt đầu đọc hiểu chữ, sau đó kể một phần câu chuyện trong sách, rồi để cháu dùng tay chỉ vào chữ và đọc, cháu luôn cười vui vẻ. Cháu chuyển từ trò chơi nhận biết mặt chữ sang trò chơi đọc hiểu.

Một đứa trẻ hai hoặc ba tuổi có thể đọc hiểu nội dung trong sách không? một hôm, có cô giáo dạy tiểu học bảo cháu đọc bài khóa về con chuồn chuồn trong quyển sách tập đọc lớp một, Tiểu Kiệt đã đọc hết bài khóa. Cô giáo chỉ hình con chuồn chuồn trong sách và nói: “Đây là máy bay, máy bay bay thật cao. Tiểu Kiệt lập tức sửa lại lời cô: “Đây là con chuồn chuồn, chuồn chuồn bay thấp” khiến cô giáo phải bật cười.

Đọc hiểu gắn liền với cuộc sống, kiến thức trong sách vở phải kết hợp với kiến thức trong cuộc sống hàng ngày, có như thế, tầm nhìn của trẻ mới rộng mở hơn, tư duy cũng linh hoạt hơn và trí tưởng tượng cũng phong phú hơn.

Một hôm, Tiểu Kiệt nghe bố nói đọc được tin nhà toán học Hoa Lạc Canh qua đời trên một tờ báo. Cháu giành lấy báo xem một lúc rồi ngây ngô nói: “Mẹ ơi, ngày cuối cùng chỉ còn sót lại 999.999.999 ngôi sao”. Bố mẹ không hiểu Tiểu Kiệt đang nói gì, Tiểu Kiệt hẹn giải thích: “Me chỉ cần lấy một tỉ trừ đi một là ra thôi mà”. Mẹ vẫn không hiểu nên Tiểu Kiệt lại tiếp tục: “Sách viết rằng (sách về những câu chuyện cổ tích thiếu nhi) trên Trái đất có một người thì trên trời có một ngôi sao, ông Hoa đã chết, chúng ta phải bớt đi một người, một tỉ ngôi sao bớt đi một ngôi sao”. Khi ấy, bố mẹ cháu mới hiểu lời con nói, bèn bảo cho cháu biết đó là chuyện cổ tích, không phải khoa học.

Những kiến thức có được từ việc đọc sách và quan sát trong cuộc sống hàng ngày tuy không theo một hệ thống nhất định nhưng đã giúp trẻ hình thành nên những câu hỏi, kích thích lòng khát khao tìm hiểu tri thức của trẻ, khiến chúng mở rộng trí tưởng tượng. Những tri thức nhỏ nhất do tích lũy đến một mức độ  nhất định sẽ trở thành một kho báu, không những tạo nền tảng tri thức vững chắc mà còn có thể rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng, khái quát, phán đoán, suy luận, giúp các em nhỏ tìm ra phương pháp tư duy để “học một biết mười”.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!