Trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành chủ quản về giáo dục

Những cơ quan, ban ngành chủ quản về giáo dục thật sự phải nghĩ tới một cuộc cải cách lớn trong giáo dục, cho dù có cho phép dạy ngoại ngữ ngay từ năm lớp Một của tiểu học đi nữa thì đó cũng vẫn là hành động “mất bò mới lo làm chuồng”. Còn nhớ, 20 năm về trước tôi đã từng nêu kiến nghị với một vị Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo của một thành phố: “Theo tôi, chúng ta nên đưa môn ngoại ngữ vào giảng dạy ngay từ lớp một”. Vị Giám đốc này trả lời tôi: “Số lượng giáo viên dạy ngoại ngữ của chúng ta không đủ, hơn nữa chất lượng cũng thấp, làm sao đủ để phân công giảng dạy ngay từ lớp một được? Nếu phân công những giáo viên không đủ tiêu chuẩn giảng dạy thì hậu quả sẽ ngược lại, làm hỏng ngữ âm của các em. Vậy, việc này để sau chúng ta hãy bàn nhé!” Câu trả lời dường như rất có lý.

Nhưng, đã hơn 20 năm trôi qua kể từ sau khi sự việc xảy ra, thời gian gần đây cũng nêu lên kiến nghị tương tự với một vị Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo của một thành phố khác, thật không ngờ là tôi cũng nhận được câu trả lời y hệt như 20 năm về trước. Nó giống như việc một chiếc điều hóa phát ra tiếng kêu của quạt thông gió vậy, thật khiến chúng ta ngạc nhiên quá đỗi! Tôi muốn hỏi rằng, đất nước Trung Quốc rộng lớn là thế, lẽ nào trong hơn 20 năm không đào tạo được một đội ngũ giáo viên giảng dạy ngoại ngữ ở cấp mầm non và cấp tiểu học hay sao?

Hơn nữa, bắt buộc mọi người khi học ngoại ngữ cần phải học thật chuẩn trong một đất nước với nhiều người “mù ngoại ngữ” là không hề thiết thực chút nào! Sợ rằng một số giáo viên không dám giảng dạy ngoại ngữ trên lớp vì có trình độ ngoại ngữ không thật chuẩn, vậy thì có lẽ chúng ta cũng có thể cho rằng: Một số giáo viên do có trình độ tiếng phổ thông không thật chuẩn sẽ không được lên lớp giảng dạy môn Ngữ văn? Ít nhất chúng ta cũng nên có quan điểm được còn hơn mất!

Đương nhiên, vấn đề then chốt ở đây vẫn là vấn đề về quan niệm hiện đại hóa nền giáo dục. Chúng ta cần phải thừa nhận thời kì tốt nhất và mới nhất như giáo dục sớm phải bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ.

“Giáo dục thành công nhất là quá trình giáo dục không có khiếm khuyết.”

                                                                                                Tịch Mộ Dung

“Dù bạn dùng phương pháp liên tưởng nào đi nữa, hãy cố gắng để nó trở nên đặc sắc hiếm có và đầy hấp dẫn, khiến cho người ta phải bật cười, đó phải là phương pháp đánh thức nhiều cung bậc tình cảm, bởi lẽ thông tin sẽ được biến đổi thành “chiếc máy lọc” trong trí nhớ dài hạn và có mối quan hệ mật thiết với cảm xúc của đại não con người.”

                                                                                                   Tony Buzan

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!