Lúc cháu hơn hai tuổi, một hôm tôi đang nấu cơm ở hành lang, vừa đổ dầu vào xoong, đang định vào nhà lấy hành thì bỗng nhiên nghe thấy “rầm” một tiếng, cửa đóng sầm nhốt cháu ở trong, tôi chợt rùng mình, chỉ nghe thấy tiếng con hét bên trong: “Mẹ ơi! Cửa khóa rồi!” Dó là chiếc then cửa mà mấy năm rồi không dùng, đã bị hoen gỉ, vậy mà cháu có thể khóa lại được quả là không dễ dàng, hơn thế để mở ra được càng khó. Tôi luống cuống tôi nói cả hàng xóm cũng phải chú ý, nhưng vẫn bình tĩnh nói với cháu: “Không sao, con cầm núm nhỏ và kéo về phía sau”. Bên trong không một tiếng động, mười phút sau, chỉ nghe thấy “rầm” một tiếng, cửa mở, cháu lao ra, rúc đầu vào lòng tôi nói: “Ái chà, mẹ ơi!”. Tôi thấy cháu mồ hôi đầm đìa, ngực đập liên hồi, mặt đỏ bừng bừng nhưng không khóc.
Năm cháu ba tuổi, cháu cùng ông ngoại ra phố chơi, bị lạc trong đám cưới, cháu vẫn không khóc, tự tìm đến chú cảnh sát, chủ động nói với chú tên, cơ quan và số điện thoại của bố mẹ, cháu vừa bình tĩnh vừa rất chủ động, những người vây xung quanh hỏi gì, cháu trả lời đấy: “Cháu nhỏ, cháu đi với ai?” “Với ông ngoại ạ!” “Ông ngoại đâu!” cháu nói to: “Lạc rồi!” Mọi người cười vang rồi chia nhau đi tìm ông ngoại theo như hình dáng cháu miêu tả.
Tự lập có thể rèn luyện nghị lực và dũng khí cho trẻ, khi gặp chuyện khó khăn không hoảng sợ, biết khắc phục khó khăn, tăng thêm niềm tin, đồng thời rèn được khả năng sống độc lập. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức như vậy đã tạo nền móng tốt đẹp cho sự nghiệp cuộc sống của con trẻ, đồng thời cũng là một vấn đề mà giáo dục sớm không thể coi nhẹ.